Keep in touch with us!

Nhận những thông tin mới nhất về thời trang bền vững tại Việt Nam và Thế giới

Vòng đời của những chiếc quần áo

Mô hình dưới đây tái hiện vòng đời của một sản phẩm quần áo cơ bản, từ khâu thiết kế, sản xuất sợi, dệt vải, cắt và gia công sản xuất, vận chuyển, lưu kho và bày bán tại cửa hàng tới việc sử dụng và tái sử dụng bởi người dùng cuối, và cuối cùng là kết thúc ở nhà máy tái chế sợi, hoặc trung tâm điều phối rác thải, hoặc bị chôn vùi dưới những bãi rác đô thị.

Mô hình dưới đây tái hiện vòng đời của một sản phẩm quần áo cơ bản, từ khâu thiết kế, sản xuất sợi, dệt vải, cắt và gia công sản xuất, vận chuyển, lưu kho và bày bán tại cửa hàng tới việc sử dụng và tái sử dụng bởi người dùng cuối. Và cuối cùng là kết thúc ở nhà máy tái chế sợi, hoặc trung tâm điều phối rác thải, hoặc bị chôn vùi dưới những bãi rác đô thị.

>>> Xem thêm: Thế nào là thời trang tuần hoàn?

Mô hình vòng đời quần áo

Tại Châu Âu, thời trang tái sử dụng đang là một ngành kinh doanh tăng trưởng nhanh, bao gồm quần áo đã qua sử dụng (secondhand) và nguyên liệu vải đã qua sử dụng dùng cho các mục đích công nghiệp khác. Quá trình thực sự tái chế từ sợi vải vẫn còn dừng lại ở những bước phát triển khá khiêm tốn. Tuy nhiên, cũng cần ghi nhận rất nhiều nỗ lực ở mảng này khi nhiều công ty, tập đoàn lớn tham gia vào quá trình nghiên cứu phát triển máy móc và quy trình nhằm tái sử tạo sợi cotton, poly cũng như các loại sợi phổ biến khác.

Câu chuyện ở Thuỵ Điển

Tại Thụy Điển, quần áo không còn nhu cầu sử dụng nữa tại các hộ gia đình sẽ được thu gom như là rác thải sinh hoạt hoặc được quyên góp tới các tổ chức từ thiện, các cửa hàng bán đồ secondhand. Đối với sản phẩm được quyên góp cho các cửa hàng đồ secondhand sẽ được phân loại và bán trực tiếp cho các khách hàng có nhu cầu, hoặc được vận chuyển tới các trung tâm thu gom, sau đó bàn giao cho các công xưởng phân loại ở nước ngoài.

Với những món quần áo gửi tới những điểm thu gom tập trung thì sẽ được vận chuyển trực tiếp tới trung tâm thu gom quốc gia, và xuất khẩu tới các nhà máy phân loại tương tự như quy trình phía trên.

>>> Xem thêm: Tháp nhu cầu thời trang: khi mua sắm đồ mới là lựa chọn sau cùng

Các hoạt động từ các tập đoàn lớn

Các tập đoàn hoạt động trong mảng phân loại quần áo đã sử dụng có thể kể đến BOER Group, SOEX Group và KICI. Những công ty này có các nhà máy phân loại lớn tại nhiều quốc gia trên thế giới: Phần Lan, Bỉ, Hà lan, Đức, Anh và Mỹ. Sau khi được chuyển tới những công xưởng này, quần áo sẽ được phân loại một cách hệ thống bởi những công nhân lành nghề thành hàng trăm loại khác nhau, dựa trên chất lượng, điều kiện ngoại quan, chức năng, kiểu dáng,…

Những sản phẩm quần áo còn có thể sử dụng tiếp sẽ được bán tới các thị trường tiêu thụ đồ secondhand trên toàn thế giới. Với những sản phẩm ở những tình trạng không tốt bằng sẽ được bán cho các ngành công nghiệp khác dưới dạng vải vụn (rags), từ đó sử dụng để làm thành các miếng vải lau, miếng mút ép,.. 

>>> Xem thêm: Trải nghiệm 1 buổi đi săn đồ si Chợ Bàn Cờ

Câu chuyện thiêu huỷ quần áo

Tại Thụy Điển, việc đốt cháy các thành phẩm quần áo bỏ đi được chính phủ chấp thuận và khuyến khích sử dụng. Điều này có nghĩa rằng với những chiếc quần áo được thải bỏ bởi các hộ gia đình hoặc các công ty tư nhân sẽ được thu gom và vận chuyển tới các địa điểm để thực hiện việc thiêu hủy; từ đó chuyển hóa thành năng lượng và dùng cho việc sưởi ấm hoặc các mục đích khác.

Tuy nhiên, khi thực hiện theo cách này, chúng ra đã đặt dấu chấm hết cho vòng đời của sợi vải. Sợi vải bị đốt thành tro và không thể tiếp tục được tái sử dụng các bước tiếp theo trong quy trình. Tại một số quốc gia khác, như Vương quốc Anh, việc thiêu hủy quần áo không được chính phủ chấp nhận. Thay vào đó, những sản phẩm quần áo thải bỏ sẽ được xuất khẩu tới các vùng khác và chôn tại các bãi rác ở đó, ví dụ như Syria.

Các hướng triển vọng mới tương lai

Gần đây, một phương pháp mới liên quan tới việc tái chế sợi vải đã được phát triển tại trường Đại học công nghệ hoàng gia Thụy Điển (Royal School of Technology in Stockholm), mang tên Re:newcell. Đây được coi là một bước tiến vượt bậc có thể đẩy nhanh quá trình khép kín vòng đời tái tạo của sợi. Sản phẩm cuối của quá trình sẽ là sợi cenllulosic, sau đó được chuyển thành sợi viscose và được sản xuất dệt nên thành loại vải mới. Chi tiết về dự án xem thêm tại Re:newcell.

>>> Xem thêm: Chi bao nhiêu tiền cho quần áo là đủ?

SHED
Nguồn: Green Strategy

Total
0
Shares
Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Previous Article

7 thành tố chính của thời trang bền vững

Next Article

4 điểm sáng về sự phát triển bền vững hơn của ngành công nghiệp thời trang

Related Posts

SAW mong được kết nối với bạn!

Những chuyển động thú vị của thời trang bền vững sẽ được SAW cập nhật đến bạn qua email. Love to see you all! 💚