Keep in touch with us!

Nhận những thông tin mới nhất về thời trang bền vững tại Việt Nam và Thế giới

Việc ra mắt nền tảng resale mới có khiến mô hình kinh doanh của SHEIN bền vững hơn?

Theo đó, nền tảng resale này có tên gọi Shein Exchange, hoạt động tại thị trường Mỹ; và có kế hoạch mở rộng ra thị trường toàn cầu vào năm sau.

Thương hiệu thời trang “siêu nhanh” (ultra-fast fashion) SHEIN mới ra mắt nền tảng resale vào ngày 18.10. Nhiều ý kiến chỉ trích cho rằng việc làm này chỉ mang tính “tẩy xanh”; và thực sự không giải quyết được vấn đề cốt lõi của thương hiệu này. Đó là việc sản xuất quá nhiều, vòng đời sản phẩm quá nhanh và quá độc hại ra môi trường.

Ra mắt Shein Exchange

Theo đó, nền tảng resale này có tên gọi Shein Exchange, hoạt động tại thị trường Mỹ; và có kế hoạch mở rộng ra thị trường toàn cầu vào năm sau. Treet là nền tảng Resale as a service (RaaS) đứng sau hoạt động của Shein Exchange. 

>>> Xem thêm: TROVE: nền tảng hỗ trợ hoạt động resale của các thương hiệu thời trang

Ứng dụng điện thoại của Shein Exchange

Theo như thông báo từ Shein, thương hiệu này sẽ không kỳ vọng tạo ra lợi nhuận từ resale. Thay vào đó, Shein muốn giúp  khách hàng của mình dễ dàng tham gia vào thời trang tuần hoàn, kéo dài vòng đời cho các sản phẩm đã qua sử dụng.

Tuy nhiên, lợi ích bền vững thật sự của resale nằm ở khả năng hạn chế sản lượng quần áo được tiêu thụ mới – điều mà Shein không hề nhắc tới.

>>> Xem thêm: Thời trang tuần hoàn – Chìa khoá cho tương lai bền vững hơn của ngành thời trang

Lí do của Shein

Shein đang dần trở thành gã khổng lồ trong ngành công nghiệp thời trang “siêu nhanh”

Trong một khảo sát gần đây được thực hiện với khách hàng Shein, gần một nửa người được hỏi cho biết đã bán những món đồ Shein cũ của họ trên các nền tảng resale; và hơn một nữa trả lời đã từng mua đồ Shein đã qua sử dụng. Như vậy, không có gì lạ khi Shein muốn có được một phần trong miếng bánh resale rất hấp dẫn này. Đó chính là cách để thương hiệu giữ chân người dùng lâu dài hơn.

Việc ra mắt Shein Exchange cũng được cho là một động thái để Shein tới gần hơn với kế hoạch IPO sắp tới.

>>> Xem thêm: Vinted – nền tảng thương mại điện tử C2C cho quần áo đã qua sử dụng

Các vấn đề thiếu bền vững

Việc bất bình đẳng tại các nhà máy gia công luôn là một vấn đề lớn.

Vào cùng ngày Shein Exchange ra mắt, một bộ phim tài liệu với tên gọi “Untold: Inside the Shein Machine” đã được công chiếu trên truyền hình Anh. Bộ phim phơi bày những vấn đề nhức nhối tại các nhà máy sản xuất đối tác của Shein. Ở đó, công nhân phải làm việc tới 18h/ngày; mỗi tháng chỉ có duy nhất 1 ngày nghỉ. Họ được trả công theo sản phẩm với chỉ tiêu tối thiểu 500 sản phẩm/ngày; và được trả 3 xu tương ứng với 1 sản phẩm hoàn thiện. Chưa kể sẽ bị phạt tiền dựa trên số lỗi mắc phải trong ngày. Tên nhà máy trong phim được giấu để bảo vệ danh tính của các công nhân.

>>> Xem thêm: Thế nào là thời trang bền vững?

Trong 1 năm trở lại đây, Shein đã có nhiều động thái hướng về hoạt động bền vững. Thương hiệu giới thiệu quỹ 50 triệu đô cam kết trong 5 năm dành cho các hoạt động chống biến đổi khí hậu; với 15 triệu đô tài trợ cho tổ chức The OR Foundation vào tháng 6/2022. Bên cạnh đó, Shein cũng công bố báo cáo ESG nhằm minh bạch về chuỗi cung ứng và các khía cạnh khác của kinh doanh. 

Liệu nền tảng resale có phải đáp án?

Các chuyên gia về bền vững cho rằng nền tảng resale là không đủ để khắc phục sản lượng quá lớn mà Shein đã và đang đẩy ra thị trường. Vấn đề nằm ở chỗ, những sản phẩm được sản xuất bởi Shein không đủ chất lượng và đồ bền để có thể phù hợp tuần hoàn lâu dài. Trong khi khả năng tái sử dụng để có thể kéo dài vòng đời lại là cốt lõi trong mô hình tuần hoàn thời trang. Bản thân những sản phẩm đó được tạo ra để nhanh chóng hư hỏng; có như vậy khách hàng mới tiếp tục trở lại để mua tiếp. Vậy thì việc đưa chúng vào chuỗi tuần hoàn resale liệu có phù hợp?

Việc sản xuất quá nhiều, và quá nhanh mới là vẫn đề thực sự cần giải quyết của Shein

Bên cạnh đó, một nền tảng resale chưa chắc thực sự giải quyết được vấn đề mua sắm quá nhiều. Người tiêu dùng vẫn có thể tiếp tục mua sắm đồ mới, và rồi đẩy nó xuống các nền tảng resale sau một vài lần mặc. Như vậy, đôi khi chính vì có resale làm “sân sau” nên họ càng có động lực để mua sắm nhiều hơn, thường xuyên hơn. 

Tạm kết

Nếu thiếu đi sự cam kết giảm thiểu sản lượng hàng sản xuất, trả công người lao động xứng đáng hơn, sản xuất hàng chất lượng hơn..; Thì việc ra mắt nền tảng resale hay quyên góp tiền cho tổ chức NGO cũng không hề giải quyết được vấn đề thiếu bền vững cốt lõi của Shein.

>>> Xem thêm: Prato – kinh đô của thời trang tái chế

SAW
(Tham khảo voguebusiness.com, thesustainablefashionforum.com)

Total
0
Shares
Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Previous Article

Nền tảng resale quần áo Piktina gọi vốn thành công 1 triệu USD

Next Article

Thế nào là 'ký gửi thời trang'?

Related Posts

SAW mong được kết nối với bạn!

Những chuyển động thú vị của thời trang bền vững sẽ được SAW cập nhật đến bạn qua email. Love to see you all! 💚