Trao đổi quần áo không chỉ là một cách thú vị để làm mới tủ đồ của mình, mà còn là một hoạt động hướng tới việc tiêu dùng bền vững hơn.
Clothing swap là gì?
Clothing swap, hay trao đổi quần áo, là một sự kiện nơi những người tham gia trao đổi những món đồ cũ với nhau. Những món đồ này vẫn còn giá trị sử dụng, thường là do chủ nhân của chúng không còn nhu cầu sử dụng nữa.
Trao đổi quần áo không chỉ là một cách thú vị để làm mới tủ đồ của mình, mà còn là một hoạt động hướng tới việc tiêu dùng bền vững hơn. Thay vì “lãng quên” những món đồ cũ ở dưới đáy tủ và tiếp tục mua sắm quần áo mới, tham gia những buổi trao đổi quần áo giúp chúng ta vừa thanh lý được những đồ không còn dùng đến nữa, vừa có thêm được những món đồ mới mà không cần dành quá nhiều tiền, vừa có cơ hội giao lưu làm quen với những người bạn có cùng sở thích và mối quan tâm. Quá nhiều điểm cộng cho một hoạt động thú vị phải không?
>>> Xem thêm: Review cửa hàng ký gửi quần áo Give Away Q10
Sự hình thành và phát triển
Bản chất của việc trao đổi đồ không hề mới, thậm chí đã tồn tại từ nhiều thế kỷ trước. Tuy nhiên, thời điểm đánh dấu sự ra đời chính thức của hoạt động trao đổi quần áo là năm 1994. Vào năm đó, Suzanne Agasi đã đứng ra tổ chức một buổi trao đổi đồ tại thành phố San Francisco thông qua trang web clothingswap.com. Từ đó tới nay, Suzanne đã tổ chức hơn 310 sự kiện trao đổi quần áo, thúc đẩy tiêu dùng có ý thức và lối sống xanh ở nhiều nơi trên thế giới.
Hoạt động trao đổi quần áo trực tuyến cũng trở nên ngày càng phổ biến hơn nhờ vào sự phát triển nhanh chóng của internet và các hình thức giao tiếp trực tuyến. Có thể kể đến một vài thương hiệu tiêu biểu cho hoạt động trao đổi đồ trực tuyến, đó là: SwapStyle, Dig N Swap, Rehash, ThredUp, Poshmark,…
Tương lai của Trao đổi quần áo
Với sự gia tăng ngày càng mạnh mẽ của các hoạt động hướng tới phát triển bền vững nói chung cũng như thời trang bền vững nói riêng, tương lai của hoạt động trao đổi quần áo là rất hứa hẹn. Hơn nữa, đối tượng trao đổi không còn chỉ giới hạn trong quần áo mà còn mở rộng ra giày dép, túi xách hay các phụ kiện, trang sức, mỹ phẩm,…
Nếu mỗi người trong chúng ta đều cân nhắc tới việc “để có thêm 1 món đồ mới trong tủ thì đồng nghĩa phải thanh lý bớt đi 1 món” thì cộng đồng thời trang sẽ trở nên văn minh và bền vững biết bao.
Mọi người đã sẵn sàng dọn dẹp lại tủ đồ của mình, và tham gia buổi Trao đổi quần áo cũ với SAW chưa? Hẹn gặp nhau một dịp không xa bạn nhé
>>> Xem thêm: “Go thrifting” nghĩa là gì?
SAW
(Bài viết tham khảo từ nhiều nguồn: One Green Planet, The Guardian, Time)