Keep in touch with us!

Nhận những thông tin mới nhất về thời trang bền vững tại Việt Nam và Thế giới

Greenwashing: 5 câu chuyện thực tế của các thương hiệu thời trang

Tiếp nối theo chuỗi bài tìm hiểu về Greenwashing – Tẩy xanh trong ngành kinh doanh thời trang, bài viết này SAW đưa ra 5 ví dụ về các hoạt động được đánh giá là greenwashing của các thương hiệu thời trang.

Tiếp nối theo chuỗi bài tìm hiểu về Greenwashing – Tẩy xanh trong ngành kinh doanh thời trang, bài viết này SAW đưa ra 5 ví dụ về các hoạt động được đánh giá là greenwashing của các thương hiệu thời trang.

>>> Đọc thêm bài kỳ trước: GREENWASHING: KHÁI NIỆM, BIỂU HIỆN VÀ CÁCH NHẬN BIẾT

1.Boohoo’s ‘sustainable collection’

Điều thương hiệu nói cho chúng ta: 

“Our READY FOR THE FUTURE range uses recycled materials like polyester as we work hard to become a more sustainable brand. Featuring cosy puffer jackets, classic loungewear, and matching tracksuit sets, these are cold-weather staples to wear again and again. […] Dressing more sustainably has never been easier!”


Nguồn: website Boohoo

Tạm dịch: BST Ready for the future sử dụng các vật liệu tái chế như polyester, bởi chúng tôi đang nỗ lực để trở thành một thương hiệu thời trang bền vững hơn. Những sản phẩm trong BST có thể mặc lâu dài […] Việc mặc bền vững hơn chưa bao giờ dễ dàng hơn thế.

Quả thực là rất hứa hẹn phải không? Nhưng, khi tìm hiểu kỹ các sản phẩm được cho là “bền vững” trong BST, trang xếp hạng các thương hiệu thời trang uy tín Good on You đã tìm thấy một số được làm từ acrylic – 1 loại nhựa. Vật liệu này có thể đã được tái chế, tuy nhiên không có bằng chứng chứng tỏ điều ấy. Thêm vào đó, một số sản phẩm trong BST có giá < 10$. Những người công nhân trong chuỗi sản xuất và cung ứng của Boohoo thực sự đã được trả bao nhiêu để làm nên những món đồ đó? 

>>> Xem thêm: Thế nào là thời trang tuần hoàn

2. H&M chiến dịch Looop 

Vào ngày Trái Đất năm 2021, H&M công bố đại sứ bền vững mới của thương hiệu, Maisie Williams, và ra mắt Looop Island – xuất hiện trong trò chơi Nitendo tên “Animal Crossing” để truyền thông cho sự xuất hiện của những chiếc máy tái chế vải ở các cửa hàng của họ.


Nguồn ảnh: Dep.com.vn

Thực tế là…

Hmm để xem nào. Mặc dù H&M cho thấy họ đang dành nguồn lực nhất định hướng về thời trang tuần hoàn, nhưng hoạt động này thực sự “sặc mùi” greenwashing. Một hòn đảo trong 1 video game thực sự không thể cứu trái đất. Việc tái chế một vài món đồ và khuyến khích người tiêu dùng mua hoặc tự tái chế các món đồ không thể sánh được với 3 tỷ món quần áo mà H&M sản xuất mỗi năm. H&M cần phải kiến tạo nên những thay đổi đáng kể mang tính cốt lõi trong mô hình kinh doanh của họ, cũng như cho thấy trách nhiệm rõ ràng hơn trong các hoạt động của họ hướng tới môi trường.

>>> Xem thêm: THREDUP VÀ CUỘC CÁCH MẠNG VỚI THỜI TRANG SECONDHAND

3. ASOS: dòng sản phẩm tuần hoàn

 Điều thương hiệu nói cho chúng ta: 

“Style meets sustainability in our innovative new ASOS line, which is all about future-proofing fashion. So, not only are these pieces as eco-friendly as possible, they’re also 100% on-point. Think fresh cuts in the season’s key colours, with some throwback ’90s vibes added in for good measure. The kind of fashion that’s good for your wardrobe, and better for the environment.”

Tạm dịch: Dòng sản phẩm mới là một sự đổi mới hướng về tương lai của thời trang khi kết hợp giữa tính thời trang và sự bền vững. Những sản phẩm này không chỉ thân thiện với môi trường, mà còn rất thời trang. Điều đó thể hiện ở việc sử dụng những màu sắc thịnh hành cùng với phong cách thập niên 90. Đây thực sự là một lựa chọn phù hợp cho tủ đồ của bạn, và đồng thời lựa chọn tốt đẹp hơn cho môi trường.


Nguồn ảnh: asos.com

Nghe có vẻ rất hứa hẹn, nhưng… Khi tìm hiểu sâu hơn vào chất liệu của sản phẩm, đội ngũ thẩm định của Good on You cho rằng những sản phẩm này không tuần hoàn và thân thiện môi trường như những gì thương hiệu cam kết. Hãy nhìn vào chiếc túi đeo nhỏ này, chúng được làm từ poluvinylchloride và polyurethane. Đó hai hợp chất rất khó để tái chế, và hoàn toàn không có lợi cho môi trường. Vậy thì, những từ bóng bẩy mà ASOS nói có ý nghĩa thực sự là gì?

4. Zara: cửa hàng hiệu năng

  Điều thương hiệu nói cho chúng ta: 

“[We have] 100% energy-efficient stores. The daily operation of our stores is adapted to reduce our environmental impact with systems that allow us to adjust water and energy consumption to the real needs of the store. In addition, the new building and renovation standards of our stores, based on our Eco-Efficient Store Manual, establish the use of more efficient technologies that help us regulate our consumption.”

Tạm dịch: Chúng tôi cam kết 100% cửa hàng sử dụng năng lượng hiệu quả. Các cửa hàng được vận hành để giảm thiểu tác động tới môi trường, thông qua một hệ thống cho phép chúng tôi điều chỉnh lượng nước và lượng điện năng tiêu thụ theo nhu cầu thực tế của từng thời điểm. Thêm vào đó, những tòa nhà mới của chúng tôi hoạt động dựa trên quy chuẩn trong Quy trình Eco-efficient Store, nhằm sử dụng những công nghệ hiện đại giúp kiểm soát tốt mức tiêu thụ tại cửa hàng.


Nguồn ảnh: Forbes.com

Thực tế là…

Hmmm. Vậy còn việc giảm thiểu các tác động môi trường trong cả chuỗi cung ứng thì sao? Ví dụ như, trong bài review mới nhất của Good on You về Zara, đã không tìm được bằng chứng nào cho thấy thương hiệu đang tìm cách giảm thiểu lượng rác thải trong quá trình sản xuất. Và mặc dù Zara đã đặt ra những mục tiêu để giảm lượng khí thải trong chuỗi cung ứng và vận hành, nhưng không hề có dấu hiệu nào cho thấy họ đang trong quá trình từng bước đạt được những mục tiêu đó. Cần nhớ rằng Zara là một thương hiệu thời trang nhanh với những thiết kế hợp thời nhất và liên tục có hàng mới. Mô hình kinh doanh như vậy thực sự gây tổn hại lớn tới môi trường, và việc những cửa hàng tiết kiệm năng lượng không thể đủ để thay đổi điều đó.

>>> Xem thêm: Việc sở hữu quần áo có còn quan trọng

5. Adidas: chiến dịch quảng cáo cho Stan Smith

Điều thương hiệu nói cho chúng ta: 

“Stan Smith Forever. 100% iconic, 50% recycled”

Tạm dịch: Stan Smith sống mãi. 100% tính biểu tượng. 50% làm từ vật liệu tái chế.


Nguồn ảnh: adidas.com

Nghe quả là bắt tai, nhưng… Theo hiệp hội The French Jury de Déontologie Publicitaire (JDP), quảng cáo của Adidas đã vi phạm các quy định về quảng cáo và gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng. Adidas không nói rõ tỷ lệ chính xác % được tái chế là bao nhiêu và sủ dụng logo “End plastics waste” trên tag. JDP cũng chỉ ra rằng thông điệp “50% recycled” khiến cho người mua hàng có ấn tượng rằng 50% vật liệu sử dụng để sản xuất ra đôi giày này là vật liệu tái chế. Nhưng thực tế không hề đúng như vậy.

Mời bạn đón đọc bài viết tiếp theo trong chuỗi bài: Greenwashing: Những mảng sáng trong bức tranh tối màu

Bạn có suy nghĩ gì về 5 ví dụ nói trên. Hoặc có chiến dịch nào bạn cũng cho rằng đó là greenwashing, hãy cho SAW biết nhé!

>>> Xem thêm: Thời trang tuần hoàn: Chìa khoá cho tương lai bền vững hơn của ngành thời trang

©️ Nội dung bài viết thuộc sở hữu của Shed A Wonderland. Các hoạt động sao chép hoặc đăng lại vui lòng liên hệ với SAW thông qua email shed.a.wonderland@gmail.com hoặc comment dưới bài viết.
Vui lòng ghi rõ nguồn shedawonderland.com khi sử dụng hình ảnh bìa hoặc dẫn link video. SAW cảm ơn bạn vì đã thấu hiểu 💚

shed
(lược dịch từ Good on You)

Total
0
Shares
Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Previous Article

Tự may túi da bọc điện thoại từ quần áo cũ

Next Article

Thời trang tuần hoàn: 4 mô hình kinh doanh đáng chú ý

Related Posts

SAW mong được kết nối với bạn!

Những chuyển động thú vị của thời trang bền vững sẽ được SAW cập nhật đến bạn qua email. Love to see you all! 💚