Keep in touch with us!

Nhận những thông tin mới nhất về thời trang bền vững tại Việt Nam và Thế giới

3 điều thú vị mình học được từ các shop secondhand ở Thuỵ Điển

Xin chào các bạn đọc của SAW. Mình hiện tại đang sinh sống và học tập tại Thuỵ Điển. Sau gần 1 năm ở đây với rất nhiều ngày “chìm đắm” trong các cửa hàng đồ secondhand, mình tổng hợp lại 3 điểm mình ấn tượng cũng như là ưa thích nhất khi trải nghiệm.

>>> Xem thêm: 3 địa chỉ ký gửi quần áo đã qua sử dụng ở Sài Gòn

Bài viết có đi kèm audio do mình đọc. Mời mọi người cùng nghe nhé!

Không chỉ có thời trang secondhand

Điều ấn tượng đầu tiên của mình đó là, ở đây các cửa hàng thực sự được nâng tầm lên thành siêu thị đồ secondhand. Mình gần như có thể tìm mua tất cả mọi thứ ở các shop này luôn: từ đồ điện tử, nội thất, đồ dùng nâu ăn, tới sách, băng đĩa, tranh ảnh,… Chính bởi đồ dạng vậy nên không gian mua sắm thường khá rộng, từ khoảng 100m2 tới cả ngàn m2.

Thậm chí một số cửa hàng còn có không gian cà phê, đọc sách, khu vui chơi trẻ em nữa. Cuối tuần mình thường bắt gặp cả gia đình đưa nhau tới đó. Ba mẹ có thể đi mua sắm hoặc ngồi cà phê đọc sách, con trẻ thì thoải mái trong khu vui chơi.

Về đồ thời trang, đa phần các shop đều có cả đồ nam, đồ nữ, đồ trẻ em. Danh mục đồ dạng từ quần áo, giày dép, túi xách, tới đồ nội y, mũ nón,.. Ừ bạn không đọc/nghe nhầm đâu. Ở đây có bán đồ nội y: bra, áo tắm, hoặc là cả khăn tắm nữa!

Không gian mua sắm deco rất đẹp

Mình có cảm giác mỗi lần đi tới các shop này thị giác mình được thoả mãn không khác gì đi tham quan bảo tàng mỹ thuật vậy. Các khu vực đồ được bày biện thu hút, thường là theo theme màu. Có hôm tới thì tone xanh lá, hôm thì xanh dương, hôm thì 7 màu theo thứ tự cầu vồng.

Mình đặc biệt thích việc có khu vực ngồi nghỉ ngơi, thư giãn, hoặc đọc sách bên trong các shop này. Rất chill 😄

Yếu tố bền vững trong từng hành động

Cũng tương tự như hầu hết các siêu thị hay cửa hàng ban lẻ ở Thuỵ Điển, các shop secondhand này cũng không cung cấp túi đựng cho các đơn hàng. Điều này nhằm giảm việc tiêu thụ túi, đặc biệt là túi nilon. Khách hàng khuyến khích mang theo túi đựng, hoặc là mua túi giấy với giá khoảng 10 ngàn vnđ/ túi.

Và một điểm mà mình cũng thấy truyền tải tinh thần bền vững của người Thuỵ rất rõ. Đó là đồ dùng được giữ gìn rất cẩn thận. Có những món đồ mình đoán phải từ cả nửa thế kỷ trước (như máy đánh chữ này, rồi băng đĩa than từ rất lâu,..) nhưng vẫn còn rất mới và nguyên vẹn. Điều này được giải thích bởi những người chủ trước đều ý thức về việc món đồ sẽ được tái sử dụng tiếp bởi người khác. Vậy nên, ai cũng cố gắng sử dụng và bảo quản chu đáo để vòng đời món đồ được kéo dài lâu nhất có thể.

Tạm kết

Hy vọng bài viết cung cấp tới cho bạn một góc nhìn mới về shop secondhand ở Thuỵ Điển. Và tuyệt vời hơn nữa là bạn sẽ có thêm chút cảm hứng để sống xanh, sống bền vững hơn mỗi ngày. Nếu bạn quan tâm và muốn mình chia sẻ thêm nhiều về trải nghiệm ở Thuỵ thì đừng ngại comment cho mình biết nhé. Hẹn gặp lại trong bài viết tiếp theo!

>>> Xem thêm: 3 thương hiệu ký gửi thời trang trực tuyến ở Việt Nam

SAW

Total
0
Shares
Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Previous Article
renewcell-that-bai-pha-san

Tại sao Renewcell thất bại?

Related Posts

SAW mong được kết nối với bạn!

Những chuyển động thú vị của thời trang bền vững sẽ được SAW cập nhật đến bạn qua email. Love to see you all! 💚