Keep in touch with us!

Nhận những thông tin mới nhất về thời trang bền vững tại Việt Nam và Thế giới

3 mô hình kinh doanh Thrift store nổi bật tại Bắc Mỹ

Tiếp nối bài viết về Thrift store, bài này SAW chia sẻ về 3 mô hình kinh doanh thrift store nổi tiếng tại Bắc Mỹ, gồm: Goodwill, Value Village và Talize

SAW xin chào các bạn! Tiếp nối bài viết tìm hiểu về Thrift store, bài này SAW xin chia sẻ về 3 mô hình kinh doanh thrift store nổi tiếng tại Bắc Mỹ.

>>> Xem thêm: Thrfit store và Consignment store khác nhau như thế nào?

3 mô hình chuỗi thrift stores trong bài viết này gồm: 

  • Goodwill
  • Value Village
  • Talize

Cùng SAW tìm hiểu về những điểm thú vị, đáng học hỏi trong các mô hình này bạn nhé.

Goodwill

  • Loại hình hoạt động: Tổ chức phi lợi nhuận
  • Năm thành lập: 1902
  • Số cửa hàng: 3300 (2022)
  • Số lao động: 122,738 (2020)

Câu chuyện của Goodwill

Goodwill được thành lập bởi Tiến sĩ Edgar J.Helms vào năm 1902. Sứ mệnh ban đầu là hướng nghiệp, đạo tạo nghề nhằm giúp đỡ các nhóm người yếu thế, ít chỗ đứng trong xã hội. Thông qua các hoạt động nhận từ thiện đồ dùng và bán lại với mức giá phải chăng, Goodwill đã tạo ra những tác động xã hội to lớn. 

Trải qua 120 năm, cho tới nay các hoạt động của Goodwill trên khắp Bắc Mỹ vẫn duy trì hướng về sứ mệnh ban đầu. Thông qua việc giúp đỡ cộng đồng phát triển kỹ năng, tìm kiếm việc làm phù hợp để từ đó xây dựng các hướng phát triển nghề nghiệp bền vững.

Một góc cửa hàng Goowill. Nguồn: Goodwill

Hiện nay, Goodwill là chuỗi thrift store lớn nhất trên toàn nước Mỹ. Với doanh thu công bố đạt 6.1 tỷ đô (2018).

Về mô hình hoạt động của Goodwill

Như vậy, có thể hiểu ngắn gọn về mô hình hoạt động của Goodwill như sau. Goodwill nhận các đồ quyên góp, gồm quần áo, đồ dùng gia đình, nội thất,.. Sau đó bán tại các chuỗi cửa hàng với giá rất thấp. Nguồn doanh thu có được, sau khi trừ các chi phí vận hàng và tái đầu tư, sẽ được dùng để chi tiêu cho các hoạt động xã hội. Ở đây, Goodwill chú trọng vào việc đào tạo, dạy nghề, cung cấp việc làm cho các cộng đồng yếu thế, thất nghiệp,…

Tác động xã hội

Tuần hoàn đồ đã qua sử dụng

Theo Báo cáo từ Goodwill năm 2020, có hơn 3 tỷ tấn đồ đã qua sử dụng được tuần hoàn, tái chế thông qua Goodwill. Đồng nghĩa với việc, các bãi rác thải bớt đi 3 tỷ tấn đồ từ thói quen tiêu dùng và thải bỏ. 

Bên cạnh đó, hơn 15 triệu tấn đồ điện tử đã được thu gom và tái sử dụng thành các thành phẩm mới; thông qua quy trình tái chế khép kín của Goodwill và đối tác.

Đào tạo và cung cấp việc làm

Trải qua 2 năm đại dịch với nhiều biến động trong cơ cấu việc làm, hàng triệu người thất nghiệp. Chỉ riêng tại Mỹ ở thời điểm đầu năm 2020, có tới 7 triệu công việc chưa tìm được nhân công phù hợp. Việc thì thiếu người làm, trong khi lại có rất nhiều người không có việc. Nghịch lý này được giải thích bởi sự gia tăng tự động hoá trong quy trình, còn người lao động phổ thông thì thiếu các kỹ năng mới. Đây chính là khoảng cách giữa trình độ và yêu cầu nghề nghiệp mà Goodwill muốn bổ trợ cho người lao động và thị trường.

Khi tham gia vào mạng lưới đào tạo của Goodwill, người lao động sẽ được học thêm các kỹ năng đáp ứng nhu cầu thị trường lao động mới. Bao gồm: ngành công nghệ thông tin (IT), chăm sóc sức khoẻ, logistics, dịch vụ,..

Nguồn: Báo cáo hoạt động Goodwill 2020

>>> Xem thêm: Lí do NÊN và KHÔNG NÊN đi ký gửi quần áo cũ ở LABB

Value Village

  • Loại hình hoạt động: Kinh doanh vì lợi nhuận
  • Năm thành lập: 1954
  • Số cửa hàng: 
  • Số lao động: 122,738 (2020)

Câu chuyện của Value Village

Cửa hàng đầu tiên của Value Village (VV) được thành lập vào năm 1954 tại San Franciso, Mỹ. Khác với Goodwill là một tổ chức phi lợi nhuận, VV hoạt động kinh doanh vì lợi nhuận. Sứ mệnh của VV sau gần 70 năm phát triển đó là đem tới cho người tiêu dùng các sản phẩm giá trị với mức giá hời.

Hiện tại, Value Village có hàng chục cửa hàng tại Mỹ, Canada và Úc. Ngoài ra, thương hiệu cũng có kế hoạch chào bán cổ phiếu ra công chúng (IPO) trong thời gian gần tới.

Về mô hình hoạt động của Value Village

Một cách hiểu cơ bản, Value Village nhận đồ quyên góp dưới danh nghĩa của các tổ chức phi lợi nhuận. Nghĩa là, VV sẽ trả cho các tổ chức này các khoản tiền tương ứng với số lượng đồ mà VV chấp nhận để bán. Người quyên góp vẫn có thể đem đồ cũ tới trực tiếp các cửa hàng của VV để cho tặng. Tuy nhiên người nhận cho tặng không phải là VV, mà là các tổ chức phi lợi nhuận.

Bởi tính phức tạp của nó, mô hình kinh doanh này nhận được khá nhiều ý kiến trái chiều. Trong phạm vi bài viết hôm nay, SAW xin phép không phân tích về khía cạnh này. Hẹn bạn ở một bài viết chuyên sâu khác về Value Village.

Nguồn: Báo cáo ESG của Value Village 2022

Tác động xã hội

Theo báo cáo của Value village 2022, trung bình mỗi năm thương hiệu này giúp tuần hoàn hơn 700 triệu tấn quần áo và đồ dùng đã qua sử dụng. Cụ thể:

Nguồn: https://www.valuevillage.com/

Ngoài ra, báo cáo cũng nêu bật con số hơn 25 năm hợp tác chặt chẽ giữa Value Village và hơn 10 tổ chức phi lợi nhuận đối tác. Thông qua hoạt động mua bán của mình, VV đã gián tiếp thúc đẩy hoạt động của các tổ chức này. Từ đó, góp phần tạo ra tác động xã hội, thay đổi cuộc sống của nhiều triệu người.

Talize

  • Loại hình hoạt động: Kinh doanh vì lợi nhuận
  • Năm thành lập: 2005
  • Số cửa hàng: 11 (Canada only)

Câu chuyện của Talize

Talize thuộc làn sóng chuỗi thrift store mới được thành lập trong khoảng 2 thập niên trở lại đây. Talize hiện chỉ hoạt động tại Canada. 

Không gian tại 1 cửa hàng của Talize. Nguồn: Talize

Về mô hình hoạt động của Talize

Talize cũng là một mô hình kinh doanh vì lợi nhuận. Khác với Value Village, Talize trực tiếp nhận đồ quyên góp từ mọi người. Và mỗi kiện đồ nhận vào, Talize gửi tặng một voucher mua sắm giá 5$ áp dụng cho lần mua hàng kế tiếp tại chuỗi.

Dựa trên đánh giá từ người nhiều khách hàng, Talize cung cấp trải nghiệm mua sắm khá tốt tại cửa hàng. Ngoài chủng loại đồ đa dạng: từ quần áo, giày dép, sách vở, đĩa DVD đến bàn ghế, đồ nấu ăn,.. Talize còn cam kết chất lượng đầu vào, đồ được làm mới liên tục mỗi 2 tiếng/lần, cam kết xử lý đồ trong vòng 24h sau khi nhận quyên góp,..

Tác động xã hội

Talize hiện đang đồng hành cùng tổ chức phi lợi nhuận Cornerstones to recovery. Tổ chức này hướng tới việc cung cấp không gian, đào tạo nghề nhằm giúp những người đã từng nghiện ma tuý có thể tái hoà nhập cộng đồng, tìm kiếm việc làm,..

Hình ảnh hoạt động của tổ chức Cornerstones to recovery. Nguồn: Talize

Tạm kết

Có thể nói, Thrift store là một mô hình rất đáng tìm hiểu xét về khía cạnh tác động xã hội và giá trị môi trường mà nó đem lại. SAW sẽ sớm xuất bản các bài viết khai thác chi tiết hơn về chủ đề này. Stay tuned!

>>> Xem thêm: “Go thrifting” nghĩa là gì?

Nếu bạn cũng quan tâm tới mô hình ký gửi – consigment store thì xem thêm các bài viết của SAW:

>>> ThredUp và cuộc cách mạng với thời trang secondhand
>>> Review cửa hàng quần áo ký gửi Give Away Q10

©️ Nội dung bài viết thuộc sở hữu của Shed A Wonderland. Các hoạt động sao chép hoặc đăng lại vui lòng liên hệ với SAW thông qua email shed.a.wonderland@gmail.com hoặc comment dưới bài viết. 
Vui lòng ghi rõ nguồn shedawonderland.com khi sử dụng hình ảnh bìa hoặc dẫn link video. SAW cảm ơn bạn vì đã thấu hiểu 💚

shed

Total
0
Shares
Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Previous Article

Teemill - mô hình kinh doanh tuần hoàn áo thun T-shirt

Next Article

Trải nghiệm đi ký gửi quần áo ở Give Away Quận 10

Related Posts

SAW mong được kết nối với bạn!

Những chuyển động thú vị của thời trang bền vững sẽ được SAW cập nhật đến bạn qua email. Love to see you all! 💚