Keep in touch with us!

Nhận những thông tin mới nhất về thời trang bền vững tại Việt Nam và Thế giới

4 điểm sáng về sự phát triển bền vững hơn của ngành công nghiệp thời trang

Không hề quá khi nói rằng ngành công nghiệp thời trang đang là một trong số những tác nhân chính dẫn tới sự suy vong của Trái Đất. Thật khó để hình dung việc làm ra những chiếc áo T-shirt hay những chiếc tất lại gây ra biến đổi khí hậu một cách nghiêm trọng. Nhưng đó là sự thật.

>>> Xem thêm: Thời trang tuần hoàn là gì?

Bức tranh có nhiều điểm tối

Những năm gần đây, các nghiên cứu đã định lượng được chính xác mức độ nghiêm trọng của vấn đề. Ngành công nghiệp thời trang trang chiếm tới hơn 8% lượng ô nhiễm khí hậu toàn cầu – nhiều hơn khí thải từ tất cả các chuyến bay và chuyến tàu trong 1 năm cộng lại – và tiêu thụ hết 104 triệu tấn tài nguyên không thể tái tạo mỗi năm.

Trong khoảng từ năm 2000 tới năm 2015, sản lượng sản xuất trong ngành thời trang đã tăng lên gấp đôi, từ 50 tỷ lên con số 100 tỷ mỗi năm. Trong khi dân số thế giới là hơn 7 tỷ người. Chu trình thải bỏ quần áo của chúng ta nhanh tới mức có hàng ngàn sản phẩm quần áo, thời trang bị chôn lấp tại bãi rác hoặc bị thiêu đốt mỗi giây.

>>> Xem thêm: Chi bao nhiêu tiền cho quần áo là đủ?

Ý thức của người tiêu dùng

Người tiêu dùng đang ngày càng ý thức hơn về vấn đề ô nhiễm gây ra bởi ngành công nghiệp thời trang. Một phần không nhỏ sự thay đổi này tới từ các kênh truyền thông, báo chí, các cuốn sách đào sâu về chủ đề này như Fashionopolis hay The Conscious Closet, cũng như từ phía các thương hiệu thời trang tiên phong như Patagonia và Everlane đã tạo ra những đột phá trong chuỗi cung ứng và cách làm marketing của họ.

Một nghiên cứu từ tổ chức phi lợi nhuận về phát triển bền vững Global Fashion Agenda thực hiện năm 2019 đã chỉ ra rằng, 75% người tiêu dùng coi vấn đề bền vững trong thời trang là rất và cực kỳ quan trọng. Phần lớn người tiêu dùng cảm thấy không hài lòng với thực trạng báo động hiện tại và muốn cùng chung tay làm gì đó thúc đẩy một tương lai bền vững hơn.

>>> Xem thêm: 11 câu hỏi cần tự hỏi bản thân trước khi mua sắm đồ thời trang mới

Các câu hỏi lớn

Tuy nhiên, cũng cần hiểu rằng, thời trang là ngành công nghiệp trị giá 2.5 ngàn tỷ đô, với tập khách hàng xuất hiện ở mọi nơi trên Trái Đất. Sự trải rộng và khó kiểm soát của ngành này còn tới từ chuỗi cung ứng khổng lồ, trải dài từ quá trình sản xuất nguyên phụ liệu thô cho tới các nhà máy gia công nơi hoàn thiện sản phẩm, đến các nhà kho lưu trữ và sau đó là phân phối tới các cửa hàng bán lẻ.

Câu hỏi lớn ở thời điểm này là: Liệu rằng chúng ra có thể tạo nên những thay đổi lớn, mang tính hệ thống hướng tới sự bền vững cho ngành công nghiệp khổng lồ này? Dưới đây là 4 điểm sáng cho thấy sự lạc quan là hoàn toàn có cơ sở.

1. Sự thay đổi toàn diện sẽ thúc đẩy kinh doanh

Những năm gần đây, một số các thương hiệu thời trang thân thiện với môi trường đã thử nhiều cách để giảm thiểu tác hại xấu lên hành tinh. Everlane, một ví dụ tiêu biểu, đã tiên phong trong việc cam kết thay thế sợi nhựa trong vải nhân tạo thành sợi nhựa tái chế. Kế đến là Paravel và Reformation cũng đã tham gia cam kết này.

Gucci đã áp dụng việc đo lường, sau đó là cắt giảm lượng khí thải carbon trong chuỗi cung ứng của họ, từ khâu sản xuất nguyên phụ liệu thô cho tới quá trình phân phối thành phẩm. CEO của thương hiệu này, Marco Bizzari, cũng đã lên tiếng kêu gọi các nhà lãnh đạo khác cùng thực hiện hành động. Các thương hiệu như Christy Dawn hay Dorsu thì sử dụng vải tồn kho không còn được sử dụng bởi các thương hiệu khác, nhằm tránh lãng phí và giảm gánh nặng lên môi trường.

Những động thái trên đều rất đáng được khen ngợi và nhân rộng. Việc thực hiện những hành động tích cực hướng tới phát triển bền vững vừa giúp củng cố hình ảnh thương hiệu, vừa giúp tối ưu hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Trong thời gian tới đây, chúng ta sẽ còn nhìn thấy nhiều chương trình sáng tạo và hiệu quả hơn nữa tới từ các thương hiệu trên toàn thế giới, đối với tất cả các khâu của quá trình sản xuất và phân phối sản phẩm.

2.Các thương hiệu chia sẻ các giải pháp hiệu quả

Chuỗi cung ứng trong ngành thời trang cực kỳ phức tạp, đặc biệt là ở các tập đoàn lớn như H&M hay Zara, do vậy sự thay đổi và cải tiến không thế tiến hành trong một đêm. Để có thể tạo ra sự chuyển biến trong cả ngành, các thương hiệu thời trang cần phải chia sẻ cùng nhau các giải pháp hiệu quả.

Và thật may mắn khi điều ấy đã và đang diễn ra. Tiêu biểu là thương hiệu giày Allbirds, đã chuyển đổi từ đế giày làm từ dầu sang đế làm hoàn toàn từ bã mía, và họ đã công khai công thức sản xuất cho các thương hiệu giày khác. Gucci cũng đã chia sẻ cách làm của họ trong việc giảm thiểu tối đa lượng khí thải carbon ra môi trường. Tất cả những hành động này đã giúp đỡ một cách rất tích cực trong việc thúc đẩy sự phát triển bền vững hơn trong ngành công nghiệp thời trang.

3. Người tiêu dùng sẽ cùng tạo ra thay đổi

Song hành với việc giảm thiểu lượng quần áo được sản xuất và tiến hành sản xuất có ý thức hơn từ các thương hiệu; thì việc người tiêu dùng chủ động lựa chọn xu hướng tiêu dùng bền vững hơn cũng đặc biệt quan trọng. Thay vì chạy theo xu hướng với những thương hiệu thời trang nhanh, người tiêu nên mua ít hơn, và đầu tư cho các sản phẩm chất lượng tốt, mặc được lâu dài.

Một nghiên cứu năm 2019 của ThredUp đã cho thấy số lượng quần áo trung bình của một phụ nữ Mỹ đã giảm dần trong vòng 3 năm qua, từ 164 món vào năm 2017 xuống còn 136 món vào năm 2019.

4. Công nghệ sẽ giúp các nhà máy hoạt động hiệu quả hơn

Có một thực tế là, một lượng không nhỏ quần áo được sản xuất ra hằng năm không hề được sử dụng bởi người tiêu dùng. Các thương hiệu thời trang thường thiết kế và sản xuất quần áo nhiều tháng trước khi bày bán, dẫn tới có nhiều thiết kế có thể không dự đoán đúng thị hiếu của thị trường. Kết quả là rất nhiều món đồ thời trang không thể bán được hoặc bán với giá rất rẻ. Các thương hiệu đôi khi cũng sản xuất dư thừa quá nhiều vải và không dùng hết chúng, hoặc họ sản xuất quần áo với những cách chưa hiệu quả khiến cho lượng vải vụn thừa rất nhiều.

Nguồn: just-style.com

Hiện nay có nhiều giải pháp công nghệ có thể giúp giảm thiểu tối đa những lãng phí kể trên. 

Một số giải pháp

Cụ thể, việc phân tích dữ liệu có thể giúp các doanh nghiệp kiểm soát hiệu quả định mức sản xuất, giảm lượng vải thừa trong quá trình sản xuất. Điện toán đám mây giúp việc kết nối, chia sẻ thông tin giữa bộ phận thiết kế, kế hoạch và nhà máy sản xuất trở nên vô cùng dễ dàng.

Do vậy việc nắm bắt thị hiếu người dùng và sản xuất quần áo đúng với nhu cầu cũng phát huy tối đa tác dụng. “Thách thức hiện tại là làm sao để áp dụng những tiến bộ công nghệ này vào quá trình sản xuất quần áo nhằm hiệu quả và bền vững hơn”- chia sẻ từ Frederic Gaillard, phó chủ tịch tại Lectra, một doanh nghiệp Pháp tạo ra các máy cắt vải ưu việt hơn.

Một số thương hiệu đủ lớn để yêu cầu những thay đổi tại nhà máy họ hợp tác. Tuy nhiên một số thương hiệu khác có quy mô quá nhỏ để có thể tạo ra ảnh hưởng. Dẫu vậy, Gaillard tin rằng công nghệ có thể tạo ra sự thay đổi đáng kể trong ngành công nghiệp thời trang.

Việc giảm thiểu lãng phí không chỉ tốt cho môi trường, mà nó còn giúp tiết kiệm chi phí- tối ưu lợi nhuận cho thương hiệu thời trang và nhà máy sản xuất. Và một khi nhà máy thay đổi cách nghĩ và cách sản xuất, thì lợi ích sẽ được tạo ra trực tiếp cho thương hiệu đang hợp tác gia công với họ.

>>> Xem thêm: Review cửa hàng ký gửi quần áo Give Away Q10

SHED
Nguồn: Fastcompany.com

Total
0
Shares
Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Previous Article

Vòng đời của những chiếc quần áo

Next Article

Shop ký gửi thời trang: Hình thức kinh doanh đồ secondhand đầy hứa hẹn

Related Posts

SAW mong được kết nối với bạn!

Những chuyển động thú vị của thời trang bền vững sẽ được SAW cập nhật đến bạn qua email. Love to see you all! 💚