Nền kinh tế sẻ chia ở Trung Quốc đang mở rộng ra lĩnh vực thời trang, khi cả những startup nội và ngoại đều đang cố gắng thu hút thế hệ millenials – những người có ý thức cao hơn về thời trang bền vững, đồng thời họ cũng không muốn hình một bộ trang phục xuất hiện 2 lần trên mạng xã hội.
Những ý chính trong bài:
- Chi tiêu cho mảng cho thuê thời trang trực tuyến được dự đoán tăng 11.4% hằng năm trong giai đoạn 2017 – 2023 ở Châu Á, dẫn dầu là Trung Quốc.
- Không giống như các mô hình cho thuê phương Tây tập trung vào trang phục trang trọng/ đi tiệc, các startup trong mảng cho thuê ở Trung Quốc tập trung vào các món đồ thường ngày, kết hợp với việc cân đối tỉ lệ giữa thương hiệu nội địa và thương hiệu nước ngoài.
- Các công ty có xu hướng mở thêm các cửa hàng vật lý để đáp ứng nhu cầu thử đồ cũng như tự tay kiểm tra tình trạng các món hàng của khách hàng
Mảng cho thuê thời trang ở Trung Quốc
Hoạt động cho thuê thời trang đã thịnh hành khá lâu ở Mỹ, tuy nhiên Trung Quốc đã và đang bắt nhịp rất nhanh với sự phát triển. Ước tính khoảng 38 triệu người Trung Quốc đã dùng các nền tảng rasle vào năm 2017, tăng từ con số khiêm tốn 1.5 triệu người vào năm 2014 (theo số liệu của QuestMobile).
Người tiêu dùng Trung Quốc trước giờ vẫn tỏ ra khó thận trọng với hàng cao cấp đã qua sử dụng do lo ngại về nguồn gốc của sản phẩm. Vào năm 2016, doanh số của hàng cao cấp đã qua sử dụng (resale) chỉ đạt 1.5 tỉ USD, chiếm 3% tổng lượng hàng xa xỉ được bán ra trong năm (theo số liệu của China Resale Goods Trade Association). Tuy nhiên, với những nỗ lực đáng kể trong công nghệ xác thực hàng hóa, cùng với sự phát triển của các nền tảng thương mại điện từ đã và đang thay đổi đáng kể định kiến của người tiêu dùng Trung Quốc.
>>> Xem thêm: [CASE STUDY] DOU BAOBAO – STARTUP CHO THUÊ TÚI XÁCH Ở TRUNG QUỐC
Tâm lý của giới trẻ Trung Quốc
Cũng tương tự như giới trẻ phương Tây, thế hệ sinh sau 1990s ở Trung Quốc cũng phải đối diện với sự gia tăng cạnh tranh trong lực lượng lao động, giá nhà tăng, mức sống đô thị đắt đỏ,.. Cùng lúc đó, ước muốn được thể hiện bản thân trên mạng xã hội cũng như bắt kịp các xu hướng thời trang mới nhất đã trở thành động cơ lớn thúc đẩy các nền tảng cho thuê thời trang phát triển.
“Sau khi họ đăng bức ảnh nào đó lên Weibo hay Wechat, thì gần như món đồ họ mặc trong bức ảnh đó đã trở nên không còn giá trị sử dụng” – Chris Chang, phó Chủ tịch mảng thương hiệu tại Ms Paris – một nền tảng cho thuê với 7 triệu người dùng – chia sẻ. “Họ muốn mặc những bộ đồ đẹp và mới mỗi ngày, đồng thời vẫn muốn trong giới hạn chi tiêu cho phép”.
Trang phục thường ngày và thương hiệu nội địa là chìa khóa
Trong khi các công ty cho thuê thời trang ở Mỹ hay Châu Âu bắt đầu với trang phục sự kiện trước rồi sau đó mở rộng ra trang phục thường ngày, thì quy trình đó là ngược lại với các công ty ở Trung Quốc. “Ở đây, không có cái gọi là “quy định ăn mặc” (dresscode), và mọi người thì không cần thiết phải mặc những chiếc đầm trang trọng đến bữa tiệc” – Michael Wang, cofouder tại YCloset-chia sẻ. Trang phục dự tiệc chỉ chiếm khoảng 3% tổng lượng hàng hóa ở Ycloset, và theo ông Wang thì như vậy là đủ để đáp ứng nhu cầu thị trường.
Các cửa hàng vật lý vẫn phù hợp với thị trường thời trang đã qua sử dụng (resale)
Giới trẻ Trung Quốc đã quá quen thuộc với hành vi mua sắm trực tuyến, tuy nhiên, khi đặt trong điều kiện “secondhand”, một cửa hàng vẫn là điểm chạm hữu ích để thực sự thuyết phục khách hàng. “Chúng tôi coi cửa hàng bán lẻ không chỉ là một kênh để bán hàng mà còn là một cách để chia sẻ phong cách, tuyên ngôn giá trị tới nhiều khách hàng hơn” – Tainiqi Zhu, sáng lập nền tảng Share2 chuyên về bán túi cao cấp đã qua sử dụng, cho biết.
Một chiến lược tiếp cận đa kênh sẽ là hướng đi phù hợp nhất để tiếp cận và chuyển đổi nhiều khách hàng cho mô hình cho thuê thời trang khá mới mẻ này.
Xem thêm: [CASE STUDY] YCLOSET – TỦ QUẦN ÁO TRÊN MÂY [KỲ 1]
Đề cao tính nội địa hóa
Sự phát triển bùng nổ của thị trường resale tại Trung QUốc là miếng bánh hấp dẫn đối với các thương hiệu ngoại vốn đã gặt hái ít nhiều thành công ở Âu Mỹ. Startup Le Tote có trụ sở ở San Francisco chính thức đặt chân vào thị trường đông dân nhất thế giới thông qua việc hợp tác với Clement Tang-một người có nhiều năm kinh nghiệm bán lẻ tại thị trường TQ.
Tình bền vững được đề cao trong top ưu tiên
Yếu tố thuận tiện trong việc giải quyết nhu cầu ngắn hạn vẫn là lí do hàng đầu thúc đẩy người tiêu dùng sử dụng các dịch vụ cho thuê. Trong khi đó, động lực chính để mua các sản phẩm đã qua sử dụng là vì giá. Người tiêu dùng Trung Quốc ngày nay càng lúc càng tập trung nhiều hơn vào sự thuận tiện về mặt kinh tế mang tới bởi các nền tảng sẻ chia dịch vụ.
Tuy nhiên, cán cân này có thể sẽ sớm thay đổi. Theo một khảo sát được thực hiện bởi Ủy ban thương mại Hong Kong, số lượng người tiêu dùng trung lưu đang chi tiêu nhiều hơn cho các sản phẩm xanh, thân thiện và ít gây tác hại xấu tới môi trường.
“Yếu tố lợi ích kinh tế vẫn sẽ là một điểm thu hút lớn, tuy nhiên ngàng càng có nhiều người tiêu dùng đánh giá startup dựa trên giá trị mà công ty đó đại diện hay mang lại cho xã hội” – người đại diện của thương hiệu Ms Paris chia sẻ. Công ty ngày đã thử nghiệm nhiều mô hình khác nhau nhằm khuyến khích khách hàng trải nghiệm dịch vụ. Ví dụ như khách hàng có thể mua một món đồ mới và trả lại chúng trong khoảng thời gian 1 năm sau đó. “Chúng tôi muốn kết hợp nhiều mô hình khác nhau nhằm kéo dài tối đa vòng đời của các sản phẩm thời trang”.
Xem thêm: LÝ DO CHÚNG TA THÍCH MUA QUẦN ÁO MỚI NHƯNG CHẲNG BAO GIỜ MẶC HẾT
VIỆC SỞ HỮU QUẦN ÁO CÓ CÒN QUAN TRỌNG?
CLOTHING SWAP – TRAO ĐỔI QUẦN ÁO, TẠI SAO KHÔNG?
(Tham khảo từ Voguebusiness.com)