Keep in touch with us!

Nhận những thông tin mới nhất về thời trang bền vững tại Việt Nam và Thế giới

Các hình thức kinh doanh thời trang secondhand ở Việt Nam

Những năm gần đây, cùng với sự nổi lên mạnh mẽ của xu hướng thời trang bền vững và thời trang tuần hoàn, kinh doanh thời trang secondhand thực sự trở thành một thị trường đầy hứa hẹn.

Những năm gần đây, cùng với sự nổi lên mạnh mẽ của xu hướng thời trang bền vững và thời trang tuần hoàn, kinh doanh thời trang secondhand thực sự trở thành một thị trường đầy hứa hẹn.

>>> Xem thêm: Thế nào là thời trang tuần hoàn?

Thời trang second-hand

Hoạt động kinh doanh đồ secondhand đã có từ lâu và ngày càng trở nên phổ biến trên thế giới. Có bài phân tích cho rằng, việc mua bán quần áo cũ bắt nguồn từ thế kỷ XIV. Nhưng phải tới mốc Chiến tranh thế giới thứ II thì giao dịch quần áo đã qua sử dụng mới thực sự trở nên phổ biến. Giai đoạn những năm cuối thập niên 90s, cùng với cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2007-2009 đã khiến cho việc sử dụng đồ secondhand nhằm tiết kiệm chi phí trở thành một xu hướng tiêu dùng.

Theo báo cáo năm 2019 của ThredUp – startup tiên phong trong nhánh thời trang secondhand, thị trường thời trang đã qua sử dụng năm 2018 đạt 24 tỷ đô, và được kỳ vọng tăng 210%, lên 51 tỷ đô vào năm 2023. Thị trường này có mức tăng trưởng doanh thu nhanh gấp 21 lần so với mức tăng của ngành bán lẻ thời trang truyền thống. Số lượng người mua hàng chỉ riêng tại Mỹ đã tăng từ 44 triệu vào năm 2017 lên 56 triệu vào năm 201. Đó là một số căn cứ cho thấy tiềm năng phát triển rất lớn của thị trường thời trang secondhand.

Một phần nhà kho của ThredUp – startup tiên phong trong nhánh thời trang secondhand

Thị trường thời trang secondhand ở Việt Nam

Những năm cuối thập niên 1980 được cho là thời điểm bắt đầu của việc kinh doanh quần áo đã qua sử dụng ở Việt Nam. Từ đó cho tới nay, cụm từ “đồ si”, “đồ si đa” hay “hàng thùng” đã trở nên quen thuộc với bộ phận lớn người Việt. Khoảng 7-10 năm trở về trước, cách phổ biến để mua một món đồ secondhand là tới các chợ đồ si hay mua lại từ người bán lẻ đổ đống ven đường. Khi đó, có rất ít các cửa hàng chuyên bán lẻ quần áo cũ, đa số hướng tới nhóm khách hàng trung niên, phụ nữ có gia đình. Nếu ở Sài Gòn thì hẳn nhiều người không còn lạ với chợ Hoàng Hoa Thám, khu Nhật Tảo Q10 hay chợ Bà Chiểu.

Những bước phát triển gần đây

Hiện nay, cùng với sự phát triển của xu hướng mua đồ secondhand trên thế giới, nhánh kinh doanh đồ thời trang đã qua sử dụng ở Việt Nam cũng có nhiều sự đột phá. Sự tăng lên đáng kể về số lượng các shop bán đồ si từ bình dân đến đồ cao cấp đã qua sử dụng; các chuỗi thanh lý ký gửi theo mô hình mới; hay các group mạng xã hội về thanh lý trao đổi đồ là minh chứng dễ thấy nhất của sự phát triển nhanh chóng này. Khi tìm kiếm trên google với từ khóa “shop bán đồ secondhand”, có tới 445,000 kết quả với hàng loạt các list địa chỉ bán quần áo cũ.

kinh-doanh-thoi-trang-secondhand-4.jpg
Có tới 445,000 kết quả với hàng loạt các list địa chỉ bán quần áo cũ khi tìm kiếm trên google | Ảnh chụp màn hình

Các yếu tố thuận lợi

Sự thuận lợi của ngành kinh doanh thời trang secondhand hiện nay tại Việt Nam tới từ nhiều yếu tố. Yếu tố chính đầu tiên phải kể đến là cơ cấu dân số. Với đặc điểm hơn 1/3 dân số trong độ tuổi 15 đến 35 – đó chính là những bạn trẻ thuộc thế hệ millennials và thế hệ Z. Họ cởi mở trong suy nghĩ và có khát khao thể hiện bản thân rất lớn qua thời trang. Đồng thời họ cũng là thế hệ được tiếp cận với khái niệm thời trang bền vững hay thời trang tuần hoàn từ rất sớm. Do vậy, đối tượng millennials và thế hệ Z trở thành tập khách hàng chính và là hạt nhân thúc đẩy sự phát triển thời trang secondhand.

Thế hệ millenials là một lực đẩy giúp thời trang secondhand phát triển nhanh chóng

Yếu tố thuận lợi thứ hai

Yếu tố chính thứ hai trong sự phát triển nhanh chóng của nhánh kinh doanh này là công nghệ và hạ tầng. Không thể phủ nhận, sự bùng nổ của mạng xã hội như Facebook, Instagram hay các trang thương mại điện tử như Shopee, Tiki, Lazada là bệ phóng cho sự phát triển của ngành bán lẻ thời trang nói chung, cũng như bán lẻ thời trang secondhand nói riêng. Kết hợp cùng với các dịch vụ giao hàng, vận chuyển nhanh đã khiến cho việc mua sắm đồ secondhand trở nên tiện lợi hơn bao giờ hết.

Không cần thiết phải dành nhiều giờ rong ruổi tìm kiếm ở các chợ đồ si hay các shop bán lẻ, khách hàng có thể dễ dàng coi đồ và đặt hàng đồ secondhand online tương tự như khi mua một món đồ mới. Đó thực sự là một cú hích lớn với nhánh kinh doanh thời trang đã qua sử dụng.

Các mô hình chính trong kinh doanh thời trang secondhand

Tiềm năng của việc kinh doanh thời trang secondhand là rất lớn và sẽ còn tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ trong tương lai gần. Do đó, ngày càng có nhiều bạn trẻ thử sức kinh doanh trong thị trường tiềm năng này. Kéo theo đó cũng là sự đa dạng và mới mẻ trong các mô hình hoạt động. Hiện nay, dựa trên phân tích thị trường tại thành phố Hồ Chí Minh, có 3 hình thức kinh doanh chính đối với thời trang secondhand. Đó là: B2B – bán sỉ; B2C: bán lẻ thời trang và C2C: hình thức thanh lý đồ trực tiếp giữa các cá nhân.

Bán sỉ, bán buôn đồ thời trang secondhand

Đây là hình thức hoạt động chính của các chợ đầu mối đồ si như Hoàng Hoa Thám hay chợ Bà Chiểu. Nguồn đồ cũ được nhập theo kiện, thâm chí theo cân, theo tấn từ thị trường nước ngoài như Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan. Mặt hàng ở các khu chợ này rất đa dạng: từ quần áo, giày dép tới túi xách, phụ kiện. Khách hàng của các sạp đồ si trong chợ chủ yếu là các tiểu thương, chủ các shop đồ si tuyển. Họ tới chợ lựa hàng với số lượng lớn rồi về bán lẻ tới tay khách hàng. Cũng có một lượng người mua lẻ ghé chợ lựa đồ nhưng không nhiều. Đa số họ làm trong ngành thời trang như thiết kế, phát triển sản phẩm hoặc là những tín đồ si muốn lựa những món độc lạ với giá rất hời.

kinh-doanh-thoi-trang-secondhand-2.JPG
Một góc sạp đồ ở chợ đồ si Hoàng Hoa Thám | Ảnh tác giả bài viết chụp

Bán lẻ thời trang secondhand

Đây có thể coi là hình thức phổ biến nhất của hình thức kinh doanh đồ cũ. 

Trong hình thức kinh doanh này có thể chia nhỏ tiếp thành 2 mô hình, đó là: shop bán đồ si và shop nhận ký gửi.

Với shop bán đồ secondhand, nguồn hàng chủ yếu từ hàng nhập trực tiếp từ nước ngoài hoặc hàng lựa từ chợ đầu mối. Chủ shop có sự chọn lọc nhất định trước khi bày bán các sản phẩm secondhand cho khách hàng. Vì vậy, giá bán trung bình của sản phẩm sẽ cao hơn giá ở chợ đồ si.

Với mô hình shop nhận ký gửi, do đặc thù của nguồn hàng là từ các cá nhân mang đến nên hàng có chất lượng tốt hơn, nhiều hàng local brands, có sản phẩm còn nguyên tem giá nhưng được thanh lý với giá rất hời. 

Kinh doanh đồ secondhand trực tiếp giữa các cá nhân

C2C là mô hình đặc trưng của các sàn thương mại điện tử như Shopee, Chợ tốt. Và hiện nay nó được vận dụng rất hiệu quả trong việc thanh lý hàng thời trang đã qua sử dụng. Thậm chí không cần tới tài khoản trên các trang thương mại điện tử, bạn chỉ đơn giản post lên group thanh lý đồ trên facebook, trang pass đồ cũ trên instagram hay đăng trực tiếp lên trang cá nhân của mình là đã dễ dàng thanh lý được món đồ không còn dùng đến nữa. 

Đặc điểm của hình thức này là giao dịch chủ yếu với các món hàng local brands, các sản phẩm có thương hiệu, đồ còn nguyên tem giá hoặc đồ mới chỉ mặc 1-2 lần. Hãy thử tìm kiếm cụm từ “thanh lý đồ local brands” trên facebook, kết quả nhận được có thể khiến bạn bất ngờ về sự sôi động của nhánh kinh doanh này đấy.

kinh-doanh-thoi-trang-secondhand-1.jpg
Chỉ tính riêng 3 groups đã có tới hơn 70.000 thành viên, với hơn 2.200 bài đăng mới mỗi ngày | Ảnh chụp màn hình

Tạm kết

Có thể nói, cùng với sự nổi lên mạnh mẽ của tinh thần thời trang bền vững và thời trang tuần hoàn những năm gần đây, kinh doanh thời trang secondhand thực sự là một thị trường đầy hứa hẹn. Những cái tên nào đang chiếm ưu thế trong lĩnh vực này ở Việt Nam, cần phải làm gì nếu muốn thử sức kinh doanh quần áo cũ hay những mô hình mới nào vừa được triển khai trên thị trường secondhand thế giới? Hãy đón đọc những bài chia sẻ tiếp theo từ SAW để có cái nhìn chi tiết hơn nhé.

SHED

Bài viết được thực hiện và phân tích độc lập bởi SAW. SAW Project có quyền sở hữu với tất cả các nội dung trong bài viết. Mọi chia sẻ hay trích dẫn cần được dẫn nguồn về SAW Project. Thank you!

Total
0
Shares
Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Next Article

ThredUP và cuộc cách mạng với thời trang secondhand

Related Posts

SAW mong được kết nối với bạn!

Những chuyển động thú vị của thời trang bền vững sẽ được SAW cập nhật đến bạn qua email. Love to see you all! 💚