Keep in touch with us!

Nhận những thông tin mới nhất về thời trang bền vững tại Việt Nam và Thế giới

BIOGARMENTRY: Khi quần áo là một thực thể sống

Biogarmentry là loại vải được “ban tặng” hơi thở của sự sống nhờ các thí nghiệm khoa học nghiên cứu sự tồn tại của các tế bào sống quang hợp trên các loại sợi tự nhiên khác nhau.

Con người tiếp xúc với quần áo nhiều hơn chúng ta tưởng. uy vậy chúng ta vẫn xem nó là vật sở hữu vô tri không sự sống, sẵn sàng vứt bỏ và thay mới. Liệu có quá tàn nhẫn với thứ luôn gắn liền với chúng ta trong từng khoảnh khắc cuộc đời? Nếu quần áo biến hóa thành một thực thể sống có thể quang hợp liệu bạn có thể thay đổi cách cư xử với chúng?

>>> Xem thêm: Việc sở hữu quần áo có còn quan trọng?

Biogarmentry: chất liệu vải sinh học được ban tặng hơi thở của tự nhiên

Biogarmentry là loại vải sinh học ra đời từ sự hợp tác với Phòng thí nghiệm AMPEL và Phòng thí nghiệm Thực vật học từ Đại học British Columbia của đội ngũ các nhà khoa học, kỹ sư sinh học và thiết kế. Đây là loại vải phân hủy sinh học được làm từ tảo. Chúng có khả năng quang hợp, giúp lọc sạch không khí xung quanh. Đại học British Columbia tự tin tuyên bố Biogarmentry là loại vải sợi quang hợp và sống đầu tiên. Biogarmentry vẫn còn đang trong giai đoạn đầu của nghiên cứu và thiết kế, chưa được sản xuất hàng loạt. Nhưng đã bước đầu thách thức ngành công nghiệp thời trang phải hình dung lại phương thức sản xuất để giảm lượng khí thải CO2 khổng lồ thông qua các loại vải thay thế.

Hành trình ra đời biogarmentry

Biogarmentry là loại vải được “ban tặng” hơi thở của sự sống nhờ các thí nghiệm khoa học nghiên cứu sự tồn tại của các tế bào sống quang hợp trên các loại sợi tự nhiên khác nhau. Nhóm nghiên cứu đã cho ra đời sáu loại vải sinh học. Chúng được cấy sáu loại tế bào thực vật để phù hợp với việc hấp thu các chất độc trong không khí ở các môi trường ô nhiễm khác nhau. Sau khi chứng minh tính khả thi của dự án này, Biogarmentry đã được giới thiệu tại Fashion Colloquium 2018 tại Hà Lan. Tiếp đến Material Experience Lab tại TU Delft, Pollima Material Revolution LA, Bioneers 2018 LA, Vancouver Design Week 2018 và gây được sự chú ý lớn từ cộng đồng.

>>> Xem thêm: Trải nghiệm một buổi đi săn đồ si chợ Bàn Cờ

Cách hoạt động của biogarmentry

Biogarmentry biến hóa từ một loại chất liệu vô tri thành một thực thể sống cần chúng ta nâng niu và nuôi dưỡng. Là một thực thể sống khá dễ tính chỉ đòi hỏi nước, không khí và ánh sáng để có thể duy trì và phát triển. Chỉ cần nhúng vào nước để vệ sinh người sử dụng không cần phải tốn kém kha khá chí phí cho các chất tẩy rửa hay công sức giặt giũ.

Nếu là những sinh vật sống có thể khóc cười, có lẽ nước mắt của quần áo sẽ làm ngập lụt cả Trái Đất vì sự tàn nhẫn của con người.

Thực tế ngành thời trang

Theo số liệu của Tổ chức Môi trường Liên hợp quốc (UNEP), ngành công nghiệp thời trang thải ra lượng khí thải carbon nhiều hơn so với các chuyến bay quốc tế và vận chuyển cộng lại, lên tới 10% tổng lượng khí thải nhà kính trên toàn cầu. Dù vậy chúng ta vẫn không thể từ bỏ được thời trang, chúng ta vẫn cần quần áo bởi đó là nhu cầu thiết yếu và căn bản nhất.

>>> Xem thêm: Thời trang tuần hoàn là gì?

Nhu cầu này trong thời đại hiện nay còn được đẩy lên trở thành một thói quen tiêu dùng tiêu cực bởi hàng loạt những xu hướng thay đổi xoành xoạch. Chúng đòi hỏi chúng ta cần trendy (thời thượng) và visual (bắt mắt) nhất có thể, vòng đời của quần áo càng ngày càng bị rút cạn. Theo Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ, người tiêu dùng Mỹ đang mua nhiều quần áo hơn bao giờ hết, mặc mỗi món ít lần hơn và gửi gần 70% quần áo và giày dép được sản xuất mỗi năm đến bãi rác.

Mối quan hệ giữa quần áo và con người

Mối quan hệ giữa con người và quần áo gần như bị đứt đoạn bởi con người luôn cho rằng quần áo là những vật không có sự sống. Roya Aghighi người đứng đầu dự án tin rằng Biogarmentry sẽ giúp phát triển mối liên kết của con người với quần áo. Con người sẽ có những tình cảm gắn bó sâu sắc hơn khi được tái định nghĩa: quần áo là một thực thể sống có nhu cầu được nuôi dưỡng và bảo vệ.

Việc đánh vào cảm xúc gắn bó của con người, tăng ý thức về sự tồn tại của quần áo bằng việc cung cấp cho con người những nhu cầu cần giải quyết như một sinh vật sống thực thụ giúp từng bước chậm rãi thay đổi hành vi tiêu dùng hiện nay. Một thực thể sống được tự tay chăm sóc sẽ khiến con người sẽ “chùn tay” hơn trong việc phải ném bỏ và thay mới bởi cảm xúc là điều một khi được xây dựng thì rất khó để từ bỏ.

>>> Xem thêm: Chi bao nhiêu tiền cho quần áo là đủ?

Tạm kết

Giảm thiểu ô nhiễm môi trường bằng cách tiếp cận vào khía cạnh cảm xúc của con người có thể là bước đi chậm và có phần may rủi, nhưng không thể không phủ nhận đó là một giải pháp dễ chịu dành cho chúng ta. Không cần phải mệt nhoài với những phát ngôn hùng hồn về vệ môi trường, chỉ cần thêm một chút yêu thương, chăm sóc cho những vật dụng quanh mình, chúng ta sẽ từng bước thay đổi hành vi tiêu dùng tiêu dùng, từng bước xóa đi “văn hóa vứt bỏ”, môi trường từng bước sẽ trở nên tốt hơn.

SHED,
tham khảo từ idesign.vn

Total
0
Shares
Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Previous Article

7 bí quyết giúp tủ quần áo thêm ngăn nắp, gọn gàng

Next Article

Chi bao nhiêu tiền cho quần áo là đủ?

Related Posts

SAW mong được kết nối với bạn!

Những chuyển động thú vị của thời trang bền vững sẽ được SAW cập nhật đến bạn qua email. Love to see you all! 💚