Trở lại với chuyện mục Business Case Study, lần này SAW muốn cùng bạn tìm hiểu về Teemill – một startup với mô hình kinh doanh tuần hoàn rất ấn tượng dành cho áo T-shirt.
>>> Xem thêm: Thời trang tuần hoàn: 4 mô hình kinh doanh đáng chú ý
Giới thiệu Teemill
Teemill là một startup thời trang theo định hướng công nghệ. Những sứ mệnh chính của Teemill bao gồm:
- Giảm thiết tối đa rác thải thời trang ở mỗi công đoạn trong chuỗi cung ứng
- Ứng dụng công nghệ đột phá mới vào quản lý tồn kho, đảm bảo tồn kho luôn trong mức tối thiểu
- Tận dụng tối đa nguyên phụ liệu để hướng tới việc tái chế
Với việc tạo lập một nền tảng chuỗi cung ứng tuần hoàn tập trung vào sản phẩm cốt lõi là áo thun; Teemill đã mở ra cơ hội cho hàng chục ngàn các thương hiệu thiết kế tiếp cận thị trường tiềm năng của riêng họ. Không chỉ vậy, sau khi khách hàng đã không còn nhu cầu sử dụng, Teemill khuyến khích họ gửi lại sản phẩm và tái chế, tạo tạo lại vòng đời mới cho sản phẩm.
>>> Xem thêm: 5 thương hiệu thời trang tái chế – tái tạo đáng chú ý
Tại sao Teemill là một ví dụ tốt về thời trang tuần hoàn?
Teemill đã xây dựng và phát triển một quy trình sản xuất tuần hoàn khép kín. Ở đó, những chiếc áo thun cũ được tạo thành những sản phẩm mới. Đồng thời, Teemill cũng đặt ưu tiên hàng đầu cho việc tái tạo hệ thống tự nhiên.
Cách tiếp cận của họ bắt đầu bằng việc nhìn tổng thể chuỗi cung ứng thời trang như một hệ thống kết nối chặt chẽ với nhau. Sau đó, ứng dụng các nguyên tắc thiết kế tuần hoàn và công nghệ mới vào toàn bộ vòng đời của sản phẩm.
>>> Xem thêm: Biogarmentry – Khi quần áo là một thực thể sống
Chuỗi cung ứng của Teemill cho phép tối ưu nguyên phụ liệu đầu vào. Đồng thời, giảm lượng hoá chất cũng như lượng nước sử dụng. Nền tảng của Teemill đã xoá bỏ rào cản gia nhập ngành thời trang bền vững. Bất cứ ai, chỉ cần hứng thú và có kết nối mạng internet đều có thể tham gia và trở thành một sứ giả cho tương lai bền vững hơn của thời trang. Các thương hiệu thiết kế mới giờ đây dễ dàng khởi tạo kinh doanh và bán hàng dropship thông qua Teemill; mà không cần bất cứ chi phí đầu tư nền tảng công nghệ hay sản xuất nào.
Quá trình sản xuất ở Teemill
Câu chuyện tuần hoàn của Teemill bắt đầu từ những nông tại tại phía bắc India. Ở đó, cotton được trồng thông qua sử dụng phân bón hữu cơ, ứng dụng công nghệ tưới hiện đại; đặt bẫy côn trùng hay vì dùng hoá chất để ngăn chặn chúng. Việc kết hợp trồng xen canh cũng giúp cải tạo dinh dưỡng cho đất và chống lại côn trùng.
Cotton sau khi được thu hoạch sẽ được chuyển tới nhà máy để phân loại. Sau đó, từ sợi kéo thành các nguyên phụ liệu phù hợp. Quy trình này thải bỏ ra các hạt giống cotten, chúng sẽ được tái sử dụng thành một loại dầu thực vật dành cho gia súc. Việc này tạo thêm giá trị tăng thêm, giúp đưa một phần chất dinh dưỡng quay trở lại với tự nhiên.
Quá trình biến chuyển từ vải thành sản phẩm cuối thường tạo ra ô nhiễm. Cụ thể, tổ chức NGO China Water Risk ước tính rằng tới 17-20% ô nhiễm nước tại Trung Quốc gây ra bởi quá trình này. Để giải quyết vấn đề, các nhà máy của Teemill đã thiết kế để xây dựng một quy trình tuần hoàn nước dựa trên công nghẹ mới. Thành quả là nước thu được sau quá trình sản xuất này có thể an toàn tới mức uống được. Thêm vào đó, khu vực nơi để cắt và may thành phẩm sử dụng các nguồn nguôn liệu tái tạo thay cho dầu. Nhờ đó, hạn chế được hoàn toàn khí thải carbon ra môi trường.
>>> Xem thêm: Greenwashing – Khái niệm, biểu hiện và cách nhận biết
Giảm thiểu dư thừa với quy trình in ấn thời gian thực (real time)
Các sản phẩm ở Teemill được sản xuất real time, chỉ sau khi đơn đặt hàng được đặt vài giây, Điều này giúp họ chỉ sản xuất những gì thực sự cần, giảm thiếu tối đa hàng tồn dư.
Việc sử dụng hệ thống công nghệ kết nối tối ưu giữa máy móc giúp Teemill chỉ kích hoạt máy móc theo từng công đoạn. Tất cả nền tảng kết nối người bán, các thương hiệu thiết kế,.. đều bận hành trên cloud nhằm tối thiểu hạ tầng và năng lượng sử dụng tại nhà máy.
Các công đoạn từ dệt, nhuộm, cắt và may đều được đồng bộ một cách ấn tượng. Việc tích hợp dọc khiến cho Teemill nắm thế chủ động về chi phí, cũng như lộ trình tái đầu tư cho cơ sở vật chất.
>>> Xem thêm: Thời trang tuần hoàn là gì?
Những chiếc áo thun cũ được làm mới
Mỗi sản phẩm của Teemill được thiết kế để có thể gửi ngược trở lại nhà máy khi nó không được sử dụng nữa bởi người mặc. Mặc dù loại mực dùng để in ấn đắt hơn loại mực thông thường; ngược lại nó giúp cho những hình thiết kế dễ dàng được xoá bỏ ra.
Để gửi áo lại, người dùng quét mã QR trong áo và nhận được một mã gửi hàng miễn phí. Sau đó, người dùng mã này để ship sản phẩm ngược lại cho Teemill. Một phần quy đổi credit sẽ được dành tặng cho khách hàng ở lần mua sắm kế tiếp. Đây chính là điểm đặc biệt trong quy trình tuần hoàn của Teemill; nhằm giúp cho giá trị của sản phẩm được duy trì trọn vẹn trong chuỗi cung ứng.
Tạm kết
Câu chuyện về Teemill thực sự truyền cảm hứng về một mô hình kinh doanh tuần hoàn ứng dụng chặt chẽ công nghệ. Việc tập trung vào một dòng sản phẩm duy nhất – áo thun – và tối ưu hoạt động cũng là một bài học hay từ Teemill.
>>> Xem thêm: Câu chuyện về Stitch Fix
Cám ơn bạn đã đọc bài viết. Bạn nghĩ thế nào về Teemill hay có bất cứ trao đổi gì thì cứ comment cho SAW biết nhé. Hẹn gặp lại!
©️ Nội dung bài viết thuộc sở hữu của Shed A Wonderland. Các hoạt động sao chép hoặc đăng lại vui lòng liên hệ với SAW thông qua email shed.a.wonderland@gmail.com hoặc comment dưới bài viết.
Vui lòng ghi rõ nguồn shedawonderland.com khi sử dụng hình ảnh bìa hoặc dẫn link video. SAW cảm ơn bạn vì đã thấu hiểu 💚
shed