Keep in touch with us!

Nhận những thông tin mới nhất về thời trang bền vững tại Việt Nam và Thế giới

5 thương hiệu thời trang tái chế và tái tạo đáng chú ý

Đầu tiên, tái tạo là gì và tại sao đó là điều phải làm với các món đồ thời trang? Giải thích 1 cách đơn giản, tái tạo là một hình thức tái chế. Tái tạo quần áo là một cách rất hiệu quả để chuyển đổi những sản phẩm cũ, rách, bị hư hỏng thành các sản phẩm mới với giá trị sử dụng mới, vòng đời mới.

Cùng SAW tìm hiểu nhanh về 5 thương hiệu thời trang nổi bật trong nhánh thời trang tái chế và tái tạo nhé.

Thời trang tái tạo là gì?

Đầu tiên, tái tạo (upcylce) là gì và tại sao đó là điều phải làm với các món đồ thời trang? Giải thích 1 cách đơn giản, tái tạo là một hình thức tái chế. Tái tạo quần áo là một cách rất hiệu quả để chuyển đổi những sản phẩm cũ, rách, bị hư hỏng thành các sản phẩm mới với giá trị sử dụng mới, vòng đời mới. 

Điểm khác biệt chính giữa tái tạo và tái chế nằm ở chỗ, với quần áo tái tạo, những phần bỏ đi được nhìn nhận một cách đầy sáng tạo, để từ đó chuyển đổi thành những thứ hoàn toàn mới mẻ. Trong khi với tái chế, vải vóc cần phải được nghiền nhỏ trước khi được sử dụng để làm ra những sản phẩm mới.

>>> Xem thêm: Bộ đôi túi xinh may từ vải vụn

một sản phẩm tái chế tái tạo của SAW

Giá trị của thời trang tái tạo

Hơn cả việc mang tới những sản phẩm độc-nhất-vô-nhị cho khách hàng, việc táo tạo quần áo còn mang tới những lợi ích lớn cho môi trường. Những món đồ tái tạo sự dụng tối thiểu nguyên liệu mới cho sản xuất, cho nên nó giảm thiểu tối đa tác hại xấu trong quá trình sản xuất: dùng ít nước hơn, ít chất hóa học hơn và ít khí thải cacbon ra môi trường hơn. Đồng thời, hàng tấn quần áo cũ bỏ cũng đã được sử dụng có ích và tham gia vào vòng đời mới dưới tên gọi của quần áo tái tạo, thay vì được chôn lấp tại các bãi rác đô thị.

Cùng SAW tìm hiểu nhanh về 5 thương hiệu thời trang nổi bật trong nhánh thời trang tái chế và tái tạo nhé.

1.Beyond Retro

Beyond Retro là một nhà bán lẻ quần áo secondhand. Mỗi ngày, họ chọn lọc hàng ngàn món đồ cũ để tìm ra những món đáp ứng được thẩm mỹ và giá trị sử dụng. Nhưng đôi khi con số chỉ là 1 chiếc trong số 1000 chiếc đủ điều kiện để được bày bán tại cửa hàng. Vậy “số phận” của 999 món đồ cũ kia sẽ ra sao? Beyond Retro đã tìm ra đáp án cho câu hỏi đầy trăn trở đó. Họ thành lập nên một thương hiệu quần áo tái tạo riêng, bày bán những sản phẩm được tạo ra từ những món đồ secondhand không được sử dụng.

Những sản phẩm tái tạo của Beyond Retro được làm dựa trên những dự đoán về xu hướng thời trang. Mặc dù được làm nên từ những nguyên phụ liệu cũ, nhưng quần áo tái tạo của thương hiệu này vẫn mang lại cá tính thời trang và thẩm mỹ rất riêng. Và giá bán cũng là một điểm nổi bật để Beyond Retro có thể tiếp cận dễ hơn tới tập khách hàng tiêu dùng có ý thức

>>> Xem thêm: Chợ Bàn Cờ sau dịch Covid-19 có gì khác?

2.Patagonia

Đây có thể coi là một thương hiệu tiên phong trong việc theo đuổi và hiện thực thời trang bền vững. Patagonia đã mở đường với những hoạt động hướng tới tính bền vững trong thời trang từ năm 1973. Hãng bắt đầu sử dụng nhựa tái chế để sản xuất sợi trong sản xuất từ gần 30 năm trước – năm 1993. 

Chương trình tái chế và tái tạo quần áo mang tên Worn Wear của Patagonia. Ảnh chụp màn hình

Hiện nay, Patagonia vẫn duy trì sử dụng chai nhựa để tạo những chiếc áo khoác, quần shorts và áo Jacket trong dòng Re\\\collection của họ. Thương hiệu này cũng có những hoạt động tái chế rất thú vị. Nếu bạn sở hữu một trong số món đồ Patagonia, và nếu nó cũ hỏng tới mức không thể sửa được nữa, bạn có thể mang nó tới một trong số các cửa hàng của họ để sử dụng cho mục đích tái chế và tái tạo. Điều này giúp ngăn hàng tấn quần áo cũ thải ra bãi rác, và giúp cho các sản phẩm của nhãn có vòng đời dài hơn. 

3.Zero Waste Daniel

Được thành lập bởi nhà thiết kế thời trang người New York Daniel Silverstein, Zero Waste Daniel là một thương hiệu có nhiều điểm đặc biệt. Tất cả các sản phẩm của hãng được làm từ 100% vải vụn dư thừa trong sản xuất. Vì lí do đó nên những chiếc quần áo ở đó đều rất khác biệt và nổi bật. 

4. Re/Done

Thương hiệu tập trung chủ yếu vào denim. Họ tái tạo sản phẩm bằng cách tháo rời những bán thành phẩm của những món denim cũ và tái cấu trúc nó thành những chiếc quần jeans mới. Tất cả sản phẩm được làm ở trung tâm của Los Angeles, sử dụng các phương pháp tiết kiệm nước và cam kết không sử dụng các hóa chất độc hại.

Re/Done cũng cho biết, họ cố gắng giữ lại và tận dụng tối đa những đường may có sẵn trên sản phẩm. Mỗi dòng sản phẩm đều có số lượng giới hạn vì được lựa chọn thủ công và cắt tay hoàn toàn. 

5. Urban Renewal by urban outfitters

Thương hiệu thời trang đường phố cao cấp urban outfitters cũng có cho riêng mình một dòng thời trang tái tạo. Cách làm của UO là tận dụng vải dư thừa và những món hàng tồn không thể bán được để tạo ra những sản phẩm mới. 

Việc tạo ra những nhánh thời trang tái chế trong các thương hiệu thời trang đại chúng như vậy rất hiệu quả và cần được nhân rộng tới nhiều brands hơn nữa.

>>> Xem thêm: Thời trang tuần hoàn: 4 mô hình kinh doanh đáng chú ý

SHED
(Tham khảo Compareethics.com)

Total
0
Shares
Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Previous Article

Việc sở hữu quần áo có còn quan trọng?

Next Article

Wallmart hợp tác với ThredUp: Tin vui mới của thời trang secondhand

Related Posts

SAW mong được kết nối với bạn!

Những chuyển động thú vị của thời trang bền vững sẽ được SAW cập nhật đến bạn qua email. Love to see you all! 💚