Bài viết về ThredUP được dịch từ bài “Old Clothes, New Strategies: ThredUP’s Evolution” của C.Williams đăng ngày 16.10.2019 trên trang digital.hbs.edu, LINK bài gốc. Các số liệu về ThredUP trong bài dịch của SAW đã được cập nhật theo dữ liệu mới nhất tính tới 9.5.2020 tại website https://www.thredup.com/
ThredUP là gì?
ThredUP – “sàn giao dịch thời trang secondhand lớn nhất thế giới” – theo như phần tự định vị của startup này, khởi đầu bằng việc tạo ra một nền tảng kết nối trực tiếp người bán và người mua.
Trong một nỗ lực nhằm nâng cao trải nghiệm và giá trị tạo ra cho khách hàng, ThredUP đã chuyển từ mô hình ghép nối trung gian sang mô hình kinh doanh ký gửi; từ đó, công ty có thể chủ động kiểm soát các giao dịch hơn, đồng thời, cũng tăng rủi ro của việc hoạt động kinh doanh lên nhiều lần. Chương trình mới nhất mà công ty triển khai: “Resale as a Service – RaaS” – cho phép các thương hiệu và nhà bán lẻ thời trang tham gia sây hơn vào chuỗi thời trang tuần hoàn – một lần nữa cho thấy sự tiên phong và đột phá của ThredUP trong việc giải quyết vấn đề liên quan đến hàng thời trang đã qua sử dụng.
>>>Xem thêm: Trải nghiệm 1 buổi đi săn đồ si chợ Bàn Cờ
Giới thiệu
ThredUP ra đời từ năm 2009 với mô hình sàn giao dịch C2C, và chỉ tập trung vào dòng sản phầm áo sơ mi dành cho nam giới. Ngay một năm sau đó, công ty chuyển hướng sang các sản phẩm quần áo trẻ em. Đó được coi là một bước chuyển thông mình của ThredUP, bởi 2 lí do chính. Thứ nhất, trẻ em liên tục phát triển và lớn lên, do đó nhu cầu về mua sắm quần áo đã qua sử dụng khá cao. Thứ hai, công ty cũng thu hút thêm sự quan tâm của các bà mẹ bỉm sữa – những người đang có nhiều thời gian rảnh rỗi và có nhu cầu thanh lý quần áo bầu hoặc quần áo cũ không còn dùng nữa.
Năm 2012, ThredUP chuyển hẳn sang mô hình kinh doanh ký gửi từ đó tạo ra nhiều bước phát triển mới đột phát, đồng thời tạo thêm nhiều giá trị cho khách hàng
Giá trị ThredUP tạo ra cho người bán và người mua
Những giá trị ThredUP đã và đang tạo ra cho người bán các sản phẩm thời trang secondhand:
Nhanh chóng, tiện lợi
Tạo ra một cách thức tiện lợi, nhanh chóng để bán, quyên góp, tái chế quần áo đã qua sử dụng ngay tại nhà. Thông qua dịch vụ “Clean out” của ThredUP, người bán yêu cầu mua 1 túi “Clean Out Kit” đã thanh toán tiền vận chuyển, hoặc in nhãn “trả trước” vào bất cứ chiếc hộp hoặc túi nào mà họ có. Soạn quần áo , giày dép cũ ra, bỏ vào túi, và giao chúng cho những người giao hàng tới nhận hàng.
Tiết kiệm thời gian
Tiết kiệm vô số thời gian cho người bán bằng cách chủ động thực hiện các hoạt động marketing, bán hàng và phân phối sản phẩm. ThredUP sau khi nhận các sản phẩm gửi đến từ người bán, sẽ tiến hành phần loại, và chụp hình, viết thông tin sản phẩm, định giá, đăng lên website, đóng gói và vận chuyển cho người mua, kiểm soát cả quá trình đổi trả khi hàng lỗi phát sinh. Điều tuyệt với ở đây là ThredUP có thể thực hiện quy trình tự động đó với quy mô 100,000 sản phẩm mỗi ngày.
Định giá sản phẩm dựa trên dữ liệu
Định giá sản phẩm chính xác hơn dựa trên phân tích dữ liệu. ThredUP xây dựng và áp dụng kỹ thuật học máy và trí tuệ nhân tạo trong việc định giá các sản phẩm seconhand được bán trên ThredUP. Người bán vẫn có thể quyết định giá bán của sản phầm. ThredUP cung cấp bảng chi phí ký gửi chi tiết để người bán có thể dựa vào đó để đề xuất giá bán của sản phẩm, tương ứng với đó là mức % trích cho ThredUP.
Đa dạng hình thức nhận lại tiền bán
Đa dạng hình thức nhận lại doanh thu. Người bán có thể chọn giữa nhận tiền mặt, credit hoặc chuyển thành khoản quyên góp cho các quỹ, tổ chức từ thiện.
Lợi ích về phía người mua hàng
Về phía người mua, ThredUP cũng tạo ra nhiều giá trị nổi bật:
Đa dạng lựa chọn
Cung cấp sự lựa chọn vô cùng đa dạng và phong phú. Các sản phẩm có mặt tại ThredUP tới từ hôn 35,000 thương hiệu và trung bình có tới 40,000 sản phẩm được giới thiệu mỗi ngày.
Tiết kiệm chi phí
Tiết kiệm lên tới 90% khi so sánh với mua 1 sản phẩm mới tương tự
Giảm thiểu rủi ro về hàng giả, hàng kém chất lượng. Với bộ quy chuẩn chất lượng chặt chẽ và hệ thống kiểm hàng 12 điểm, người mua có thể tin tưởng vào điều kiện của những món đồ cũ được rao bán trên ThredUP.
Tối ưu trải nghiệm mua sắm
Trả nghiệm mua sắm được cá nhân hóa ở mức tối ưu. ThredUP mong muốn đem lại trải nghiệm mua sắm hàng secondhand tương tự như khi khách hàng đi mua sắm hàng mới. Thông qua website và app điện thoại, người mua có thể dễ dàng tùy chỉnh các yếu tố, lưu các món đồ mình yêu thích và nhận các gợi ý phối đồ dựa trên lịch sự mua sắm, xem hàng
>>> Xem thêm: Câu chuyện về Stitch Fix
Resale-As-A-Service Platform
Một trong số những mô hình sáng tạo nhất của ThredUP gần đây là nền tảng Resale-As-A-Service (RAAS) khi kết nối các thương hiệu và nhà bán lẻ thời trang vào chuối thời trang tuần hoàn thông qua chương trình khách hàng thân thiết, pop-ups tại cửa hàng hay dưới dạng các chiến dịch collaboration.
Thông qua chương trình khách hàng thân thiết (loyalty program), người bán những món đồ cũ của 1 thương hiệu nhất định (VD Reformation – một thương hiệu thời trang bền vững khá nối tiếng) sẽ nhận được 1 khoản credit để mua sắm các sản phẩm của thương hiệu đó. Điều này sẽ giúp tăng độ trung thành, tăng khả năng lôi kéo khách hàng quay trở lại mua hàng cho thương hiệu. Nó đồng thời cũng giúp tạo ra giá trị tăng thêm cho người bán khi các thương hiệu thường chi trả một khoản cộng thêm từ 15-20% mức giá của ThredUP trả cho người bán.
>>> Xem thêm: Review các shop ký gửi thời trang ở Sài Gòn
Một số ví dụ
Một ví dụ của hoạt động collaboration, Madewell, một thương hiệu khá nổi tiếng với khách hàng thế hệ millennials và gen Z, đã mua lại chính những chiếc quần jeans cũ của thương hiệu được rao bán trên ThredUP, phục hồi lại, và tiếp tục bán chúng tại cửa hàng. Việc làm này giúp cho Madewell sở hữu một vòng thời trang tuần hoàn khép kín, với những sản phẩm tái sử dụng nhiều vòng đời.
Nó cũng đồng thời giúp người mua hàng mua được những sản phẩm quần jeans Madewell chính hãng với giá rẻ hơn đáng kể so với một chiếc quần mới (mặc dù việc giảm giá bán của sản phẩm cũng là một việc tiềm ẩn nhiều rủi ro). Thông qua việc trở thành đối tác của ThredUP, các thương hiệu có thể xây dựng và củng cố hình ảnh của một thương hiệu thời trang bền vững, tích cực thay đổi vì các vấn đề môi trường.
Các cửa hàng popup
Ở mô hình các chương trình pop-up tại cửa hàng, những cửa hàng bán lẻ hoặc trung tâm thương mại truyền thống như Macy’s, hợp tác với ThredUP để bán các sản phẩm thời trang secondhand của ThredUP trong không gian của họ. Việc kết hợp này giúp tăng lượng khác hàng ghé thăm trung tâm thương mại/ cửa hàng bằng cách thu hút các khách hàng quan tâm tới các vấn đề phát triển bền vững và môi trường. Đồng thời, nó cũng là một cách để giúp các thương hiệu khác trong trung tâm thương mại đó thanh lý các sản phẩm đã lưu kho quá lâu (bằng cách tham gia với gian hàng của ThredUP chẳng hạn)
Tạm kết
ThredUP thu lợi nhuận chủ yếu dựa trên khoản phí ký gửi khi một món đồ cũ được bán thành công. Tuy nhiên, mô hình này cũng cho thấy tiềm năng từ việc phân tích và khai thác nguồn dữ liệu khách hàng khổng lồ mà nó sở hữu. Dữ liệu có thể đem tới các gợi ý phù hợp với thị hiếu của khách hàng, từ đó tăng khả năng mua hàng. Dữ liệu có thể cung cấp các chỉ dẫn cho các thương hiệu thời trang về các món đồ được nhiều khách hàng quan tâm, kiểu dáng nào được nhiều khách hàng chọn lựa và từ đó tối ưu quá trình phát triển sản phẩm một cách bền vững.
>>> Xem thêm: ThredUP trở thành công ty đại chúng
Gần đây, ThredUP tiếp tục kêu gọi đầu tư để mở rộng hoạt động với tổng giá trị đầu tư trên 300 triệu $, và giá trị công ty đạt ở mức 670 triệu đô.
>>> Xem thêm: Thế nào là thời trang tuần hoàn?
shed