Keep in touch with us!

Nhận những thông tin mới nhất về thời trang bền vững tại Việt Nam và Thế giới

Thế nào là thời trang bền vững?

Thời trang bền vững hơn có thể được định nghĩa là những món đồ quần áo, giày dép và phụ kiện được sản xuất, truyền thông tiếp thị và được sử dụng dưới những cách bền vững nhất có thể, đối với khía cạnh môi trường lẫn kinh tế – xã hội.

Một bộ phận không nhỏ trong số chúng ta tin rằng, xã hội hiện đại ngày nay cần phải được phát triển bằng những cách bền vững hơn. Điều nay bao gồm cách chúng ra sản xuất và sử dụng quần áo, giày dép, phụ kiện và những món đồ thời trang khác.

Nhiều doanh nghiệp thời trang hiện nay đang thể hiện sự chủ động hơn đối với phát triển bền vững, không chỉ ở giai đoạn sản xuất, mà còn tham gia vào việc nâng cao nhận thức của người dùng cuối về việc tái sử dụng và tái chế các món đồ thời trang. Ở các tập đoàn thời trang lớn, người đứng đầu bộ phận CSR ngày nay cũng đã đối thoại cởi mở hơn về việc họ điều chỉnh mô hình kinh doanh như thế nào, cải tiến quá trình sản xuất và thiết kế cửa hàng ra sao nhằm hướng tới các mục tiêu phát triển bền vững.

>>> Xem thêm: Thế nào là thời trang tuần hoàn?

Khía niệm thời trang bền vững

Tuy nhiên, cùng với mức độ quan tâm ngày càng tăng cho các vấn đề phát triển bền vững trong ngành công nghiệp thời trang, chúng ta dường như chưa thống nhất một định nghĩa chung cho khái niệm “thời trang bền vững – sustainable fashion”. Được coi là một trong những tổ chức tiên phong đối với các vấn đề phát triển bền vững nói chung và trong ngành thời trang nói riêng, tổ chức Green Strategy đã phát triển một định nghĩa tương đối hoàn chỉnh cho “thời trang bền vững”:

Thời trang bền vững hơn có thể được định nghĩa là những món đồ quần áo, giày dép và phụ kiện được sản xuất, truyền thông tiếp thị và được sử dụng dưới những cách bền vững nhất có thể, đối với khía cạnh môi trường lẫn kinh tế – xã hội. Trên thực tế, khái niệm này nói tới việc cải thiện toàn bộ quá trình tham gia vào vòng đời của sản phẩm: từ thiết kế, sản xuất nguyên phụ liệu, sản xuất gia công, vận chuyển, lưu trữ, truyền thông tiếp thị và bán hàng, cho tới sử dụng, tái sử dụng, sửa chữa và tái chế sản phẩm đó.

Từ góc độ môi trường

Nhìn từ góc độ môi trường, mục đích của việc tối ưu hóa nhằm giảm thiểu tối đa những tác hại không mong muốn trong quá trình tạo ra sản phẩm, bằng cách: 

  • Sử dụng hiệu quả các tài nguyên thiên nhiên: nước, năng lượng, đất, khoáng sản, động thực vật, đa dạng sinh học, hệ sinh thái,…
  • Lựa chọn các nguồn tái nguyên có khả năng tái tạo để sử dụng trong tất cả các khâu: năng lượng gió, năng lượng mặt trời..
  • Tận dụng tối đa việc tái sử dụng, sửa và tái chế các sản phẩm đã qua sử dụng

Từ góc độ kinh tế – xã hội

Từ góc độ kinh tế – xã hội, các chủ doanh nghiệp thời trang cần cải thiện điều kiện lao động cho công nhân trong nhà máy, trong chuỗi cung ứng, nhân viên tại cửa hàng theo các quy định về lao động quốc tế và tại nước sở tại. Thêm vào đó, các công ty thời trang cũng cần khuyến khích các xu hướng tiêu dùng bền vững, bảo quản sản phẩm, cũng như thái độ đối với thời trang nói chung (Tiến sĩ Brismar, Green Strategy)

Nguồn ảnh: zerowaste.com

Từ định nghĩa trên có thể hiểu rằng, thời trang bền vững không chỉ về sản xuất các mặt hàng thời trang một cách thân thiện và bền vững hơn, mà còn về việc tiêu dùng có ý thức của mỗi cá nhân trong cộng đồng. Trên thực tế, có rất nhiều cách để các công ty thời trang có thể lựa chọn hành động để trở nên bền vững hơn, đồng thời cũng giúp người tiêu dùng thì tiêu dùng bền vững, có ý thức hơn.

>>> Xem thêm: 7 thành tố chính của thời trang bền vững

Tạm kết

Trách nhiệm chính của các doanh nghiệp thời trang đó là thay đổi quy trình sản xuất, phân phối, tiếp thị và bán hàng vốn có để theo đuổi những chiến lược bền vững hơn. Đồng thời họ cũng cần tích cực tham gia thúc đẩy xu hướng tiêu dùng bền vững. Một số các công ty thời trang tại Thụy Điển đã phát triển với mô hình kinh doanh thời trang secondhand hay dịch vụ cho thuê trang phục. Nhiều công ty khác thì chú trọng vào việc tạo ra các sản phẩm thời trang với chất lượng tốt, thời gian sử dụng lâu dài.

Cũng có các doanh nghiệp (ví dụ H&M) đã tạo nên các bộ sưu tập và hệ thống tái chế quần áo cũ để đẩy mạnh sự phát triển của mảng tái chế thời trang. Một số khác thì chọn hợp tác với I:CO, tiêu biểu như H&M, Adidas, Jack&Jone, Puma, the North Face. Sản xuất quần áo với những loại vải được chứng nhận chất lượng (theo các quy chuẩn môi trường quốc tế) cũng là một chiến lược tốt để thúc đẩy hành vi tiêu dùng bền vững và có ý thức. 

>>> Xem thêm các bài viết khác thú vị của SAW nhé:

SHED
Nguồn: Green Strategy

Total
0
Shares
Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Previous Article

ThredUP và cuộc cách mạng với thời trang secondhand

Next Article

7 thành tố chính của thời trang bền vững

Related Posts

SAW mong được kết nối với bạn!

Những chuyển động thú vị của thời trang bền vững sẽ được SAW cập nhật đến bạn qua email. Love to see you all! 💚