Keep in touch with us!

Nhận những thông tin mới nhất về thời trang bền vững tại Việt Nam và Thế giới

Shop ký gửi thời trang: Hình thức kinh doanh đồ secondhand đầy hứa hẹn

Kinh doanh đồ ký gửi là hình thức mà ở đó, shop ký gửi đóng vai trò là bên trung gian điều phối những món đồ không còn sử dụng từ người bán, bán lại chúng với mức giá phù hợp cho những người mua khác có nhu cầu. Có thể coi “cũ người mới ta” là phương châm cốt lõi của hoạt động ký gửi.

Sẽ là tương đối khó để chỉ ra một mốc thời gian chính xác cho sự xuất hiện của các shop kinh doanh ký gửi tại Việt Nam. Tuy nhiên, có thể dễ dàng nhận thấy, hình thức này đang nhân rộng và phát triển nhanh chóng trong một vài năm trở lại đây. Tìm kiếm nhanh trên Google và các trang mạng xã hội sẽ nhận được khá nhiều kết quả về các shop nhận ký gửi đồ. Mặt hàng nhận ký gửi cũng rất đa dạng, trải dài từ quần áo, giày dép, đồ điện tử cho tới đồ gia dụng – nội thất.

Trong phạm vi bài viết này, SAW chỉ tập trung vào các hoạt động ký gửi đồ thời trang (quần áo, giày dép, phụ kiện).

>>> Xem thêm: Thời trang tuần hoàn là gì?

KINH DOANH ĐỒ KÝ GỬI THỜI TRANG LÀ GÌ?

Kinh doanh đồ ký gửi là hình thức mà ở đó, shop ký gửi đóng vai trò là bên trung gian điều phối những món đồ không còn sử dụng từ người bán, bán lại chúng với mức giá phù hợp cho những người mua khác có nhu cầu. Có thể coi “cũ người mới ta” là phương châm cốt lõi của hoạt động ký gửi. Thực tế hiện nay phần lớn chúng ta đều sở hữu lượng quần áo nhiều hơn so với nhu cầu. Điều này tạo ra tiềm năng phát triển không nhỏ cho các hoạt động kinh doanh đồ ký gửi.

>>> Xem thêm: Review cửa hàng ký gửi quần áo LABB Q3

CÁC LỢI ÍCH ĐEM LẠI

Hình thức kinh doanh này đem lại lợi ích cho nhiều bên, cụ thể:

  • Người bán / người thanh lý đồ: có một khoản thu từ những món thời trang không còn sử dụng nữa; không mất thời gian tìm kiếm người mua hay tự mình bán sản phẩm. Nếu sau thời gian ký gửi mà sản phẩm vẫn chưa tìm được người mua phù hợp, người bán hoàn toàn có thể đến lấy lại sản phẩm về sử dụng cho các mục đích khác, hoặc quyên góp cho các tổ chức từ thiện
  • Người mua đồ thanh lý: mua được các món hàng còn tốt với giá rất phải chăng, vừa tiết kiệm chi phí vừa giảm nhu cầu mua sắm hàng mới, góp phần giảm lượng quần áo tiêu thụ mới hằng năm
  • Shop ký gửi: hưởng một khoản phí hoa hồng trên mỗi món đồ ký gửi được bán ra. Không cần nhiều vốn ban đầu vì không cần chi phí nhập hàng hóa, không cần đi tìm kiếm nguồn hàng, mô hình tương đối dễ vận hành

TIỀM NĂNG CỦA HÌNH THỨC KINH DOANH KÝ GỬI THỜI TRANG

Theo như báo cáo của ThredUP năm 2019, có tới 40% người tiêu dùng cân nhắc tới việc bán lại sản phẩm trước khi quyết định mua sản phẩm đó. Con số này đã tăng gấp đôi trong vòng 5 năm qua, từ 20% vào thời điểm 2015.

Như SAW đã phân tích trong bài viết Kinh doanh thời trang secondhand đang phát triển như thế nào ở Việt Nam, khi muốn thanh lý các sản phẩm thời trang, một cá nhân sẽ có 2 cách: hoặc là tự bán chúng trên các trang cá nhân hoặc TMĐT, hoặc là đem tới các shop ký gửi. Giả sử cơ hội chia đều cho 2 hình thức này, vậy thì sẽ có 20% người tiêu dùng sẽ tới thanh lý quần áo cũ tại các shop lý gửi. Đây là một con số không hề nhỏ, đủ để cho thấy tiềm năng rất lớn của hình thức kinh doanh này. 

Một góc cửa hàng của shop ký gửi Give Away Vietnam vào thời điểm tháng 5/2020. Ảnh: tác giả bài viết chụp

ƯU VÀ NHƯỢC ĐIỂM CỦA HÌNH THỨC KINH DOANH KÝ GỬI

Hình thức kinh doanh nào cũng có những mặt tích cực khả quan và những mặt còn hạn chế. Và với kinh doanh ký gửi cũng không ngoại lệ. SAW đánh giá một số ưu điểm và nhược điểm của hình thức kinh doanh này dựa trên góc độ của các shop ký gửi

Về ưu điểm:

Không đòi hỏi chi phí đầu tư ban đầu lớn

Như có nói ở trên, kinh doanh ký gửi sẽ không yêu cầu chi phí cho nhập hàng ban đầu, lưu kho hay logistic. Ban đầu có thể chỉ cần một cửa hàng nhỏ để khách tới ký gửi đồ và bày biện hàng hóa, cùng với các kênh social để tiếp cận tới các khách hàng tiềm năng. Vì các shop sẽ chỉ trả tiền cho người ký gửi khi đã bán được món hàng, nên nhu cầu về dòng tiền rất ổn định và an toàn. Hiện nay, ở các nước phát triển như Mỹ hay Phần Lan, kinh doanh đồ ký gửi có thể diễn ra hoàn toàn trên các nền tảng online mà không cần phải có cửa hàng. (ThredUP là một ví dụ điển hình)

Nguồn sản phẩm đa dạng

Do đặc thù là hàng ký gửi tới từ nhiều cá nhân, nên các sản phẩm được bán ở các shop ký gửi rất đa dạng và phong phú về kiểu dáng, mẫu mã, phong cách. Do đó, shop ký gửi có thể thu hút nhiều đối tượng khách hàng khác nhau, từ bình dân tới tín đồ săn đồ hiệu, từ học sinh sinh viên tới phụ nữ có gia đình.

Dễ dàng mở rộng mặt hàng kinh doanh

Dễ dàng mở rộng mặt hàng kinh doanh. Với tập khách hàng sẵn có, các shop ký gửi thời trang có thể phát triển bằng cách mở rộng theo cả chiều dọc lẫn chiều ngang. Về chiều dọc, shop có thể kinh doanh thêm mặt hàng ký gửi cho trẻ em, mặt hàng thời trang cao cấp,.. Về chiều ngang, mở rộng kinh doanh các ngành hàng liên quan như đồ nội thất – trang trí nhà cửa, đồ cho thú cưng,…

Về nhược điểm: 

Không chủ động kiểm soát được nguồn hàng

Vì đặc thù nguồn hàng phụ thuộc hoàn toàn vào người đem tới ký gửi, nên số lượng cũng như chất lượng khó có sự đồng đều và ổn định. Bài toán chính đặt ra cho các shop ký gửi đó là phải thu hút lượng người tới ký gửi một cách thường xuyên, liên tục để đảm bảo shop luôn có hàng mới, hàng chất lượng.

Quy trình vận hành tương đối thủ công, quy mô nhỏ lẻ

Hiện nay, yếu tố công nghệ tham gia vẫn còn khá ít và ngắt quãng trong tất cả các khâu: từ việc thẩm định chất lượng sản phẩm, định giá, quản lý danh mục sản phẩm tới hạch toán cho người bán và người mua, kiểm soát hàng ký gửi tồn kho,… Việc ứng dụng công nghệ mới vào hệ thống vận hành ở các shop ký gửi tại Việt Nam, theo SAW đánh giá vẫn còn nhiều khó khăn và hạn chế.

>>> Xem thêm: Pay as you can: Make secondhand the first choice!

Tạm kết

Như vậy, có thể thấy, kinh doanh ký gửi đang là một hình thức kinh doanh thời trang secondhand dễ tiếp cận, với khả năng phát triển đầy hứa hẹn. Tuy nhiên, do sự dễ dàng của việc gia nhập thị trường nên sự cạnh tranh trong mảng kinh doanh này cũng đang dần trở nên gay gắt hơn. Nhưng SAW đánh giá đây là một hình thức rất đáng để thử sức nếu bạn yêu thích thời trang secondhand và có ý định thử sức kinh doanh trong nhánh này.

Xem thêm: Review của hàng ký gửi quần áo Give Away Q10

SHED

Bài viết được thực hiện và phân tích độc lập bởi SAW. SAW Project có quyền sở hữu với tất cả các nội dung trong bài viết. Mọi chia sẻ hay trích dẫn cần được dẫn nguồn về SAW Project. Thank you!

Total
0
Shares
Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Previous Article

4 điểm sáng về sự phát triển bền vững hơn của ngành công nghiệp thời trang

Next Article

Review các shop ký gửi thời trang ở Sài Gòn

Related Posts

SAW mong được kết nối với bạn!

Những chuyển động thú vị của thời trang bền vững sẽ được SAW cập nhật đến bạn qua email. Love to see you all! 💚