Keep in touch with us!

Nhận những thông tin mới nhất về thời trang bền vững tại Việt Nam và Thế giới

Câu chuyện về Stitch Fix

Stitch Fix là startup cung cấp dịch vụ tư vấn thời trang cá nhân qua việc kết hợp công nghệ và con người. Những kiện đồ phối, được gọi là Fix, sau khi được lọc bởi thuận toán và phối lại bởi các stylist sẽ được giao tới khách hàng.

TÓM TẮT NHANH

Stitch Fix là startup cung cấp dịch vụ tư vấn thời trang cá nhân qua việc kết hợp công nghệ và con người. Những kiện đồ phối, được gọi là Fix, sau khi được lọc bởi thuận toán và phối lại bởi các stylist sẽ được giao tới khách hàng. Những gợi ý phối đồ này dựa trên dáng người của khách hàng, giới tính, các gợi ý và lịch sử mua hàng trước đó của khách.

Mô hình kinh doanh của Stitch Fix (SF) về cơ bản dựa trên mô hình bán lẻ quần áo truyền thống. Startup này phân phối sản phẩm của hơn 1000 thương hiệu thời trang từ bình dân, trung cấp đến cao cấp. Bên cạnh đó, SF cũng sở hữu các thương hiệu thời trang riêng (đứng dưới tên Hybrid Designs). Các nguồn doanh thu khác của SF tới từ 20$ phí phối đồ, phí thành viên theo năm, cũng như sàn thương mại điện tử mới ra mắt Shop Your Looks.

Được thành lập vào năm 2011 bởi Katrina Lake – một cựu MBA Harvard, SF đã có những đột phá ấn tượng sau gần 10 năm vận hành. 

>>> Xem thêm: ThredUP và cuộc cách mạng với thời trang secondhand

STITCH FIX HOẠT ĐỘNG NHƯ THẾ NÀO?

Cốt lõi của SF là số liệu (data) và con người (human) để từ đó tạo ra các đề xuất phối đồ cá nhân hóa cho từng khách hàng. 

Khi bắt đầu sử dụng dịch vụ của SF, khách hàng sẽ được yêu cầu trả lời một bảng hỏi chi tiết về giới tính, số đo, sở thích, khoảng giá mong muốn,… Công nghệ học máy và học sâu (machine and deep learning) sẽ sàng lọc ra một danh sách cáx món đồ phù hợp. Sau đó, đội ngũ stylist lựa chọn ra 5 món phù hợp nhất với tiêu chí của khách hàng. Kiện đồ 5 món này sẽ được gửi trực tiếp tới cho khách hàng để thử và chọn tại nhà, kèm theo hướng dẫn phối đồ chi tiết từ stylist.

Nếu bất cứ món đồ nào trong 5 món đồ này bạn không sẵn lòng giữ lại/mua thì có thể trả lại SF dễ dàng bằng cách bỏ lại vào túi có nhãn freeship đặt sẵn trong hộp. Nếu lựa chọn giữ lại tối thiểu 1 sản phẩm, 1 khoản phí phối đồ 20$ sẽ được tính vào giao dịch của bạn. Trường hợp bạn ưng ý và quyết định giữ lại cả 5 món đồ mà SF đã gợi ý, 25% giảm giá tổng bill sẽ dành cho bạn.

>>> Xem thêm: Stitch Fix tạo ra lợi nhuận bằng cách nào?

Hiện SF đang cung cấp dịch vụ cho các nhóm khách hàng rất đa dạng: phụ nữ, nam giới và cả trẻ em. Một số nhóm hàng ngách như đồ ngoại cỡ, đồ bầu hay đồ lót cũng đều sẵn có trên app và web của SF.

STITCH FIX ĐÃ PHÁT TRIỂN NHƯ THẾ NÀO?

Câu chuyện về nhà sáng lập Stitch Fix

Trước khi chính thức tạo nên Stitch Fix vào năm 2011, nhà sáng lập Katrina Lake đã trải qua 4 năm làm việc tại một công ty tư vấn và quỹ đầu tư mạo hiểm. Sau đó, với ý tưởng tạo nên một công ty đem lại trải nghiệm bán lẻ kiểu mới và hiện đại hơn phần lớn thị trường bán lẻ hiện thời, Lake quyết định dành 2 năm để theo học MBA tại Harvard – như một cách thực tế nhất để biến giấc mơ thành hiện thực. 

>>> Xem thêm: Thời trang tuần hoàn: 4 mô hình kinh doanh đáng chú ý

Mặc dù Lake không hề có kinh nghiệm bán lẻ thời trang trước đó, nhưng đó không phải là rào cản ngăn cô bắt đầu với ý tưởng “hơi bất khả thi” theo đánh giá của nhiều người vào thời điểm đó. Với 6000$ tiết kiệm và quần áo mua từ một cửa hàng bán lẻ ở Boston, Lake bắt đầu startup của mình khi còn 5 tháng nữa là kết thúc chương trình học ở Harvard.

Quá trình phát triển Stitch Fix

Trong suốt nửa năm đầu hoạt động, Stitch Fix không có website. Thay vào đó, Lake sử dụng google sheet kết hợp với SurveyMonkey để khảo sát khách hàng về gu thời trang của họ lẫn quản lý dữ liệu mua hàng. Cô bắt đầu dịch vụ của mình từ việc thử nghiệm với các thành viên trong gia đình và bạn bè của mình. SF nhanh chóng mở rộng qua hình thức truyền miệng và tăng từ 20 người lên 200 người sử dụng chỉ trong vòng 1 tuần.

Vào tháng 4/2011, Lake đem SF đi gặp và thuyết phục nhà đầu tư thiên thần Steve Anderson (nhà đầu tư đầu tiên cho Instagram), và nhận được khoản cam kết đầu tư trị giá 750,000$. Trong vòng 1 năm đầu, SF đã thực hiện việc chiêu mộ những nhân tài “sửng sỏ” vào đội ngũ công ty: Mike Smith, cựu COO của Walmart.com và Eric Colson, cựu Phó chủ tịch Netflix phụ trách mảng thuật toán. 2 nhân vật này vẫn đang đóng vai trò quan trọng trong đội ngũ lãnh đạo của SF cho tới ngày nay.

>>> Xem thêm: Greenwashing: 5 câu chuyện thực tế của thương hiệu thời trang

Những khó khăn

Trong 2 năm đầu hoạt động, SF phải đối diện với nhiều khó khăn, đặc biệt về tài chính khi cuối năm 2012, công ty không thể kêu gọi thêm vốn đầu tư. Một trong những lí do chính là nhà đầu tư thấy việc sở hữu lượng quần áo sẵn như vậy là vô cùng rủi ro. Hơn nữa, do đa số quỹ đầu tư mạo hiểm được điều hành bởi nam giới, nên họ khá khó để hiểu được vấn đề mà SF tập trung giải quyết cho phụ nữ ở thời điểm đó. 

Nhưng cũng chính sự khó khăn đó đã tạo động lực để Lake và SF phải tìm mọi cách để tạo tự chủ về vốn và đứng bằng chính sức mình. Từ cuối năm 2014, nghĩa là chỉ sau 3 năm, SF đã có lợi nhuận. Đó thực sự là một con số đáng ngưỡng mộ với một startup công nghệ tại Mỹ khi con số thường thấy thường từ 7-10 năm, thậm chí còn xa hơn nữa.

ĐIỀU CỐT LÕI TRONG MÔ HÌNH CỦA STITCH FIX

Một câu hỏi đặt ra, tại sao mô hình của SF lại có thể hiệu quả trong một ngành công nghiệp cực kỳ cạnh tranh như thời trang? Và câu trả lời là: Dữ liệu. Hơn 100 nhà khoa học dữ liệu được SF tuyển chọn gắt gao để đem lại hiệu quả tối ưu từ khâu tự động hóa quy trình đến dự đoán xu hướng thời trang mới.

Dữ liệu cũng hỗ trợ quan trọng trong việc tạo dựng mối liên kết giữa SF và nhà cung cấp (các thương hiệu thời trang). Thông qua SF, các thương hiệu có được những insight đắt giá về khách hàng, sản phẩm, sự kết hợp nào được ưa thích, chi tiết nào nhận nhiều phàn nàn nhất,…

How to Use Style Shuffle | Stitch Fix Style
style shuffle của stitch fix

Vào năm 2017, SF ra mắt một tính năng mới tên gọi Style Shuffle, hình thức hoạt động tương tự như Tinder. Khách hàng dùng ứng dụng có lựa chọn quẹt trái và quẹt phải cho những set đồ/ món đồ họ ưa thích hoặc không. Hơn 80% trong số 3.5 triệu khách hàng của SF đã sử dụng tính năng này. Tương ứng với đó là hàng tỷ dữ liệu được ghi nhận về sở thích và xu hướng chọn đồ của khách hàng. Những dữ liệu này trở thành đầu vào quan trọng giúp SF cải thiện thuật toán nhằm đem tới những gợi ý phối đồ hiệu quả và phù hợp nhất với từng khách hàng. 

CÁC THƯƠNG HIỆU THỜI TRANG STITCH FIX HỢP TÁC

SF làm việc với hơn 1000 thương hiệu thời trang lớn nhỏ. Bao gồm: TOMS, Scotch & Soda, Barbour, , Rails, LUSH, và rất nhiều cái tên nổi tiếng khác. 

Bên cạnh đó, SF cũng phát triển và vận hàng những nhãn hiệu thời trang độc quyền. Các thương hiệu cho nam bao gồm: Alesbury, Fairlane, Even Tide,… Các thương hiệu nữ tiêu biểu: Truly Poppy, Mauvette, Bixon Ivy,…

>>> Xem thêm: Việc sở hữu quần áo có còn quan trọng?

shed

Total
0
Shares
Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Previous Article

Bước đi mới của H&M hướng về thời trang bền vững: COS x YCLOSET

Next Article

Stitch Fix tạo ra lợi nhuận bằng cách nào?

Related Posts

SAW mong được kết nối với bạn!

Những chuyển động thú vị của thời trang bền vững sẽ được SAW cập nhật đến bạn qua email. Love to see you all! 💚