Keep in touch with us!

Nhận những thông tin mới nhất về thời trang bền vững tại Việt Nam và Thế giới

Đồ si – Đồ SIDA là gì?

Xin chào các bạn! Nếu là 1 tín đồ của quần áo secondhand thì hẳn ít nhiều bạn cũng đã nghe thấy tên gọi đồ si hoặc đồ si SIDA. Cụ thể nguồn gốc cái tên này từ đâu, xuất xứ và chủng loại của chúng như nào? Hãy cùng SAW tìm hiểu trong bài viết này nhé!

Xin chào các bạn! Nếu là 1 tín đồ của quần áo secondhand thì hẳn ít nhiều bạn cũng đã nghe thấy tên gọi đồ si hoặc đồ si SIDA. Cụ thể nguồn gốc cái tên này từ đâu, xuất xứ và chủng loại của chúng như nào? Hãy cùng SAW tìm hiểu trong bài viết này nhé!

>>> Xem thêm: “Go thrifting” nghĩa là gì?

Đồ si là gì?

Đồ si hay còn gọi là đồ secondhand, đồ bành, hàng thùng đều để chỉ những loại quần áo cũ đã qua sử dụng. Chữ “si” bắt nguồn từ chữ đồ SIDA, một cái tên dễ gây hiểu lầm và khiến loại quần áo này chịu nhiều điều tiếng với những ai chưa rõ. 

Thực chất SIDA là tên của một tổ chức nhân đạo Thủy Điển, chữ SIDA được viết tắt từ Swedish International Development Cooperation Agency. Từ cuối những năm 80, tổ chức này đã đến Việt Nam và mang theo rất nhiều quần áo cứu trợ vì hầu hết các quốc gia Đông Nam Á ở thời điểm này đều khá khó khăn, đa số đều nghèo. Ở những vùng quá khó khăn thì họ sẽ phân phát, một số vùng khác thì những thùng quần áo này sẽ được bán lại cho các thương lái với giá rẻ, họ sẽ dùng tiền này để tiếp tục đi hỗ trợ các vùng nghèo đói. 

Thì ra nguồn gốc của cái tên đồ sida tới từ đây bạn ạ

Xuất xứ đồ si

Hầu hết đồ si hay đồ sida hiện nay đều có xuất xứ từ nước ngoài như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hong Kong, Úc và một vài nước Châu Âu. Không phải ngẫu nhiên mà các nước này lại là nguồn cung cấp hàng chính cho toàn thế giới. 

Lý do đầu tiên là vì đây là những nước có nền kinh tế phát triển, song song với đó là nền thời trang của họ cũng đi đầu thế giới. Đây cũng là thị trường chính của những thương hiệu thời trang lớn như H&M, Uniqlo, Adidas, Nike,… Bên cạnh đó người dân rất quan tâm đến thời trang và mua sắm khá nhiều đồ thời trang. Vậy nên lượng quần áo cũ thu gom ở các nước này cực kì nhiều và chất lượng.

Các kiện đồ si khi được nhập về

Tùy vào nguồn gốc mà đặc điểm hàng cũng sẽ có sự khác biệt nhất định, chúng ta có thể tạm chia hàng thành 2 nguồn: Châu Á và Âu Mỹ.

Đồ si Châu Á

Hàng Châu Á thường được đóng kiện 100kg, giá thành thường rẻ hơn các loại hàng Âu Mỹ, mẫu mã đa dạng, trẻ trung với màu sắc tươi tắn. Đẹp nhất là các loại hàng nữ tính như đầm voan, đầm jeans, quần short, áo blazer…v.v. Form của người Châu Á cũng khá tương đồng với người Việt nên kinh doanh hàng này sẽ dễ bán, không sợ lệch size quá nhiều.

phong cách đồ si Nhật – Hàn

Đồ si Âu Mỹ

Hàng Âu Mỹ thường  được đóng thành tép nhỏ 45-50kg, họ chú trọng về việc vệ sinh và chọn lọc nên dù số lượng ít hơn, giá thành cao hơn nhưng thật sự là đắt xắt ra miếng vì từng chiếc trong thùng đều cực đẹp nên thường hàng Âu Mỹ sẽ bán giá cao. Các mặt hàng thế mạnh của Âu Mỹ là hàng áo thun unisex, quần jeans, giày da, túi hiệu, sneaker hiệu rất sang chảnh. 

Phong cách áo thun Mỹ

>>> Xem thêm: 3 mô hình kinh doanh thrift store nổi bật ở Bắc Mỹ

Đồ si trong đời sống người Việt xưa

Những thùng đồ si nguyên kiện này sau khi được mua lại thì sẽ được các nhà buôn thức thời ở Việt Nam bán lẻ với giá cực kì rẻ. Đó là mức giá rẻ mà kể cả những người lao động nghèo cũng có thể mua được vài chiếc. Điểm đặc biệt nhất ở đây là dù đã qua sử dụng, nhưng chất lượng của những món đồ si này vượt xa hàng may mặc trong nước từ kiểu dáng, chất vải cho đến họa tiết. Có rất nhiều kiểu đồ mà người Việt chưa từng thấy qua trước đó, nghiễm nhiên đồ si đã tạo nên một cơn sốt vào thời điểm đó, đặc biệt là với những gia đình thu nhập thấp. 

Cửa hàng đồ si giá thấp ở chợ đồ si Hoàng Hoa Thám

Tuy nhiên ở cái thời đói nghèo thì dù là tốt hơn hàng trong nước thật thì quần áo cứu trợ vẫn có chất lượng thấp hơn hàng mới. Quần áo cũ nhiều, bẩn nhiều, mẫu mã lỗi thời vì chủ yếu là đồ quyên góp từ các nước khác, và đương nhiên thì họ sẽ quyên góp quần áo cũ đã sử dụng qua nhiều chứ hiếm ai cho đồ mới. Vậy nên đa số quần áo sida thời đó sẽ được mua về mặc nhà, mua để lao động. Còn hiện này, bạn có thể mua cả những chiếc váy đi tiệc đẹp lồng lộn từ đồ si.

>>> Xem thêm: 3 thương hiệu ký gửi thời trang trực tuyến ở Việt Nam

Đồ si hiện nay

Nhiều năm trôi qua, cuộc sống người Việt đã có nhiều cải thiện nhưng người dân nước ta vẫn cực kì yêu thích loại hàng quần áo cũ này vì có nhiều ưu điểm. Chất lượng đồ secondhand cũng ngày một cải thiện theo thời gian vì hiển nhiên, khi đời sống con người tăng thì nhu cầu về thời trang cũng tăng. Mẫu mã cũng được cải thiện nhiều hơn nên những món đồ cũ của nước ngoài cũng ngày càng đẹp hơn. Bạn thậm chí có thể tìm thấy trong kiện đồ si những món đồ mà mới vài tháng trước vẫn là xu hướng ở nước ngoài. Hiển nhiên khi đó những món đồ này sẽ rất được săn đón ở Việt Nam.

Săn lùng đồ si đã trở thành một thú vui không thể thiếu của giới sành thời trang ngày nay

Tạm kết

Bởi vậy, ngày nay, thói quen mua đồ si không còn gắn với tầng lớp lao động nghèo, thu nhập thấp. Nó đã vượt qua vấn đề về tiết kiệm chi tiêu để trở thành 1 thú vui săn lùng thời trang. Cảm giác tìm được 1 món đồ độc lạ mình thích trong vô vàn món đồ ngổn ngang là một cảm giác yomost không gì sánh bằng!

>>> Xem thêm: Cuối tuần đi khám phá chợ đồ si Bàn Cờ

Total
0
Shares
Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Previous Article

3 nền tảng mua bán quần áo cũ C2C của startup Việt

Next Article

Prato: Kinh đô của thời trang tái chế

Related Posts

SAW mong được kết nối với bạn!

Những chuyển động thú vị của thời trang bền vững sẽ được SAW cập nhật đến bạn qua email. Love to see you all! 💚