Hiện nay thời trang bền vững đang là chủ đề được tranh luận rộng rãi trên các phương tiện truyền thông và trong các hội thảo về môi trường-thời trang trên toàn thế giới. Ngày càng có nhiều công ty thời trang thay đổi mô hình kinh doanh và tìm cách cải thiện chuỗi cung ứng hiện có của họ để giảm thiểu các tác động tiêu cực lên môi trường, cải thiện các điều kiện lao động trong nhà máy,… Chúng ta cũng có thể nhìn thấy sự gia tăng trong nhận thức của bộ phận không nhỏ người tiêu dùng, đặc biệt là thế hệ trẻ, đối với chủ đề này.
>>> Xem thêm: Thế nào là thời trang tuần hoàn?
Quá trình nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu về thời trang bền vững, các nhà nghiên cứu đã sớm nhận ra có rất nhiều loại hình, thành tố chính cấu thành nên thời trang bền vững. Một số chuyên gia nhấn mạnh tầm quan trọng của việc sản xuất quần áo với những cam kết thân thiện hơn với môi trường; trong khi đó, nhiều người khác chú trọng tới hoạt động tái sử dụng quần áo cũ thông qua các mô hình trao đổi, cho thuê hay mượn quần áo thay vì sản xuất thêm một lượng hàng hóa mới.
Tất cả những hướng đi trên đều là những chuyển động quan trọng hình thành nên ngành công nghiệp thời trang bền vững hơn, khi mà nó khuyến khích sự thân thiện hơn, toàn diện hơn và có ý thức hơn đối với quá trình sản xuất lẫn tiêu dùng sản phẩm.
7 thành tố chính
Tổ chức Green Strategy đã đưa ra mô hình về 7 thành tố chính của thời trang bền vững, trên cả 2 khía cạnh sản xuất và tiêu dùng, theo như sơ đồ dưới đây:
Một cách lý tưởng nhất, tất cả những khía trên đều cần được xuất hiện trong vòng đời của một sản phẩm mới. Cụ thể, mỗi sản phẩm ngay từ bước đầu tiên nên được sản xuất dựa trên nhu cầu thực tế và làm với một sự chỉn chu nhất có thể (thành tố 1), chất lượng cao và sử dụng được lâu dài (thành tố 3), bởi một quy trình được thiết kế thân thiện với môi trường (thành tố 2), đảm bảo được các yếu tố đạo đức và quyền con người (thành tố 4).
Các thành tố từ 5 đến 7
Sau đó, sản phẩm này khi đến tay người tiêu dùng, cần được sử dụng với sự quan tâm, bảo quản đúng cách, tái sử dụng hoặc tái chế tùy theo điều kiện (thành tố 5). Khi sản phẩm không còn đáp ứng nhu cầu và mục đích sử dụng nữa, nó nên được chuyển tới các cửa hàng bán đồ secondhand, quyên góp cho các tổ chức từ thiện hoặc trao đổi giữa người thân, bạn bè, cũng như ở các shop trao đổi quần áo.
Tất cả những hoạt động trên nhằm mục đích kéo dài tối đa vòng đời sử dụng của một sản phẩm (thành tố 6 và 7). Trong trường hợp sản phẩm hoàn toàn không thể tiếp tục sử dụng được nữa, nó cần được tái chế dưới dạng nguyên liệu thô (bằng cách xé vụn hoặc nghiền nhỏ). Sẽ là lý tưởng nhất khi thay vì mua những món đồ quần áo mới, chúng ta nên cân nhắc mua những món đồ cũ tại các shop đồ si, đi thuê hoặc tới những sự kiện trao đổi đồ để tìm kiếm những sản phẩm vừa ý (thành tố 6 và 7).
Một số lưu ý
7 thành tố nêu trên đề cập tới cả 2 khía cạnh là sản xuất bền vững và tiêu dùng bền vững. Tuy nhiên, trên thực tế, như tất cả chúng ta đều biết, rất khó để có thể nhìn thấy cả 7 thành tố này cùng hiện diện trong vòng đời của 1 sản phẩm. Điều mà chúng ta thực sự cần nỗ lực là tìm ra một hoạt một vài loại hình, thành tố mà mình có thể thực hiện tốt nhất, tự tin nhất.
Một số nhóm người, thường là người trẻ, ưu thích việc làm mới tủ quần áo thường xuyên, sẽ có thể thấy hứng thú và quen thuộc hơn với việc mua sắm quần áo secondhand “Secondhand & Vintage”; sửa, thiết kế lại hoặc tái chế “Repair, Redesign & Upcycle” hay thuê, trao đổi đồ “Rent, Loan & Swap”. Với những người quen thuộc với việc mặc quần áo mới thay vì những món đồ đã qua sử dụng, thì việc đề cao thành tố đúng với nhu cầu “On demand” và chất lượng cao, thời gian dụng lâu dài “High quality & Timeless design” sẽ phù hợp hơn cả.
>>> Xem thêm: 5 thương hiệu thời trang tái chế và tái tạo đáng chú ý
Tạm kết
Và dù cho chúng ta thuộc nhóm nào trong số 2 nhóm tiêu biểu kế trên, thì yếu tố thân thiện với môi trường “Green & Clean” và công bằng về quyền con người, đạo đức “Fair & Ethical” cũng là những yếu tố quan trọng khi quyết định lựa chọn mua các sản phẩm thời trang. Việc mua các món đồ được sản xuất với tinh thần bền vững từ cốt lõi và trong tất cả các khâu là điều mỗi chúng ra đều rất nên làm trong khả năng cho phép, mặc dù có thể chi phí để mua sản phẩm đó cao hơn nhiều so với một sản phẩm đại trà bình thường. Nhưng nó thật sự rất đáng.
>>> Xem thêm các video về thời trang bền vững của SAW nhé!
SHED
Nguồn: Green Strategy