Keep in touch with us!

Nhận những thông tin mới nhất về thời trang bền vững tại Việt Nam và Thế giới

Nền tảng resale quần áo cũ C2C Vinted tạo ra doanh thu bằng cách nào?

Với mô hình doanh thu khá độc đáo, tới tháng 10 năm 2022, theo số liệu từ Crunchbase, Vinted đã gọi vốn thành công hơn 560 triệu đô. Định giá công ty ở mức trên 4.5 tỷ đô – một kỳ lân sáng giá trong mảng thời trang secondhand.

Chào các bạn đọc của SAW. Tiếp nối bài viết kỳ trước, kỳ này SAW cùng bạn tìm hiểu chi tiết hơn về mô hình kinh doanh của Vinted.

>>> Đọc thêm: Vinted: Nền tảng thương mại điện tử C2C cho quần áo đã qua sử dụng

Giới thiệu về Vinted

Vinted là nền tảng thương mại điện từ C2C hoạt động trong mảng thời trang secondhand. Startup được thành lập vào năm 2008 bởi Milda Mitkuté and Justas Janauskas – 2 doanh nhân khởi nghiệp người Lithuanian. 

Sau 14 năm vận hành, hiện Vinted có mặt tại 15 thị trường tại Châu Âu và Bắc Mỹ. Vào năm 2021, Vinted được định giá 3.5 tỷ Euro, sau khi kết thúc vòng gọi vốn Series F với 250 triệu euro. Năm 2020, Vinted sáp nhập với United Wardrobe – nền tảng quần áo secondhand tại Hà Lan. Sau thương vụ, Vinted trở thành nền tảng C2C lớn nhất tại Châu Âu với 45 triệu người dùng trên toàn cầu. 

>>> Xem thêm: 3 thương hiệu ký gửi thời trang trực tuyến ở Việt Nam

Vinted vận hành như thế nào?

Người dùng có thể mua, bán, trao đổi quần áo, giày dép đã qua sử dụng trên nền tảng. Các danh mục sản phẩm chính gồm có đồ nữ, đồ nam và đồ con nít. Các nhóm hàng bán và mua phổ biến trên Vinted bao gồm:

  • Quần jeans, chân váy, váy, sweaters,..
  • Giày, dép, boots,..
  • Túi xách với đủ loại từ shoulder bags, fanny packs, handbags,…
  • Phụ kiện: đồng hồ, mắt kính, thắt lưng, trang sức, mũ nón,..
  • Các sản phẩm khác như sách vở, DVD, đồ lưu niệm vintage,…

Người mua và người bán có thể sử dụng nền tảng trên website hoặc bằng cách tải ứng dụng di động. Vinted vận hành theo mô hình thương mại điện tử. Do vậy, nó kết nối người bán và người mua; và đảm nhiệm các quá trình thanh toán, sàng lọc, đôi khi là cả việc giao hàng.

Nếu người dùng tìm thấy sản phẩm yêu thích và sẵn lòng mua; họ chỉ đơn giản là ấn nút và mua ngay sản phẩm đó. Vinted sẽ cung cấp cho người bán nhãn ship tương ứng (shipping label) của đơn hàng. Người bán chỉ cần in ra và dán chúng lên trên kiện đồ tự đóng gói.

Ngoài ra, khi đóng vai trò là nền tảng thương mai trung gian; Vinted sẽ chịu trách nhiệm cho quá trình thanh toán và hoàn tiền. Vinted cũng cần đảm bảo về chất lượng hàng hoá và thời gian giao hàng phù hợp.

>>> Xem thêm: 3 nền tảng mua bán quần áo cũ C2C của startup Việt

Vinted tạo ra doanh thu bằng cách nào?

Nói một cách đơn giản, Vinted kiếm tiền bằng cách thu phí từ người mua trên mỗi đơn hàng. Ngoài ra, nền tảng cũng ghi nhận nguồn doanh thu từ quảng cáo trên nền tảng dành cho người bán.

Thu phí trên mỗi giao dịch

Chi phí cố định trên mỗi giao dịch rơi vào khoảng 0.7 euro. Chi phí này để chi trả cho quá trình thanh toán và cung cấp shipping label. Thêm vào đó, một mức phí biến đổi là 5% cũng sẽ được áp dụng. Nghĩa là, nếu bạn mua một cái đàm có giá 100$, bạn phải trả thêm 5$ phụ thêm trong bước thanh toán.

Như vậy, có thể thấy, mô hình doanh thu của Vinted khá khác biệt so với các nền tảng thương mại điện tử khác. Ví dụ như Poshmark – 1 đối thủ cạnh tranh của Vinted – họ thu phí người bán. Còn với Vinted lại áp dụng 2 loại phí lên phía người mua. Ngược lại, về phía người bán, bạn rõ ràng là không mất gì cả. Bạn sẽ nhận đủ số tiền mình muốn bán cho món đồ.

Dòng doanh thu khác

Bên cạnh nguồn thu từ phí giao dịch đánh vào người mua; Vinted cũng có 2 nguồn doanh thu đến từ người bán. Đó là:

  • Closet Spotlight (tạm dịch: sản phẩm nổi bật)
  • Bumping listed items (tạm dịch: đẩy sản phẩm lên ưu tiên)

Với Closet Spotlight chi phí cho một lần sử dụng là 6.95$. Khi sử dụng gói dịch vụ này, các sản phẩm của người bán sẽ được hiện thị trên newsfeed của người mua phù hợp trong vòng 7 ngày. 

Với Items Bump, phí có thể giao động từ 0.5$ tới 5$ tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố. Từ danh mục sản phẩm, giá, số lượng bán, độ độc lạ,…Khi sử dụng gói đẩy sản phẩm, người bán sẽ tăng khả năng hiện diện của chúng tới những người mua tiềm năng hơn.

>>> Đọc thêm: Câu chuyện về Stitch Fix

Tạm kết

Như vậy, dù vận hành theo mô hình thương mại điện tử khá phổ biến; nhưng mô hình doanh thu của Vinted lại tương đối mới lạ. Việc thu tiền từ người mua là một cú hích giúp người bán có thêm động lực để đăng bán trên nền tảng. Tuy nhiên, về phía người mua, yếu tố phí tăng thêm có thể trở thành một rào cản mua hàng.

Với mô hình độc đáo đó, tới tháng 10 năm 2022, theo số liệu từ Crunchbase, Vinted đã gọi vốn thành công hơn 560 triệu đô. Định giá công ty ở mức trên 4.5 tỷ đô – một kỳ lân sáng giá trong mảng thời trang secondhand.

Cùng SAW cập nhật những chuyển động mới mẻ của Vinted trong thời gian tới nhé!

>>> Xem thêm: Teemill: mô hình kinh doanh tuần hoàn áo thun T-shirts

SAW
(Tổng hợp từ Productmint, Vinted)

Total
0
Shares
Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Previous Article

TROVE: Nền tảng công nghệ hỗ trợ hoạt động resale cho các thương hiệu thời trang

Next Article

Nền tảng resale quần áo Piktina gọi vốn thành công 1 triệu USD

Related Posts

SAW mong được kết nối với bạn!

Những chuyển động thú vị của thời trang bền vững sẽ được SAW cập nhật đến bạn qua email. Love to see you all! 💚