Keep in touch with us!

Nhận những thông tin mới nhất về thời trang bền vững tại Việt Nam và Thế giới

Thời trang tuần hoàn: 4 mô hình kinh doanh đáng chú ý

4 mô hình được phân tích bên dưới: resale (bán lại), rental (cho thuê), repairs (sửa chữa) và remaking (tái tạo) được dự đoán taọ ra thị trường trị giá 700 tỷ đô vào năm 2030, chiếm 23% tổng giá trị của thời trang toàn cầu.

Bài viết được SAW dịch từ nghiên cứu Ellen MacArthur Foundation, Circular business models: redefining growth for a thriving fashion industry (2021).

Đọc tài liệu gốc đầy đủ tại ĐÂY.

>>> Xem thêm bài viết: Thời trang tuần hoàn: chìa khoá cho tương lai bền vững hơn của ngành thời trang

Giới thiệu chung

Các mô hình kinh doanh thời trang tuần hoàn mở ra những cơ hội lớn trong việc tạo ra những cách thức tăng trưởng mới – bền vững hơn trong ngành công nghiệp thời trang. Việc có được doanh thu không bởi quá trình sản xuất những món đồ mới chính là điểm then chốt của các mô hình này. 

4 mô hình được phân tích bên dưới: resale (bán lại), rental (cho thuê), repairs (sửa chữa) và remaking (tái tạo) được dự đoán taọ ra thị trường trị giá 700 tỷ đô vào năm 2030, chiếm 23% tổng giá trị của thời trang toàn cầu.

Thời điểm thích hợp cho các mô hình kinh doanh thời trang kiểu mới

Trong vài thập kỷ trở lại đây, sản lượng quần áo ngành công nghiệp thời trang sản xuất không ngừng tăng lên. Trong khi đó, lợi nhuận biên trên mỗi sản phẩm giảm xuống đáng kể; và những tác động của thời trang lên môi trường thì tăng mạnh. Trong vòng 15 năm, từ năm 2000 – 2015, sản lượng quần áo tăng gấp đôi. Cùng khoảng thời gian đó, số lần một sản phẩm thời trang được mặc trước khi bị bỏ đi (utilisation) giảm tới 36 %.

Biểu đồ tương quan giữa sản lượng quần áo, chỉ số tận dụng quần áo, giai đoạn 2000-2015.
Nguồn: Ellen Macarthur Foundation

Hệ quả của sự tăng trưởng đó, là 2.1 tỷ tấn khí thải gây hiệu ứng nhà kính (greenhouse gas emissions – GHG) thải ra môi trường vào năm 2018. Con số đó tương đương với 4% tổng lượng khí thải toàn cầu, của tất cả các ngành công nghiệp cộng lại. 

Bên cạnh đó, bởi hoạt động thời trang nhanh chú trọng vào giá rẻ, giảm giá bán,..; do đó lợi nhuận biên của các thương hiệu bán lẻ thời trang hàng đầu giảm trung bình 40 % từ năm 2016 – 2019. Đặc biệt, vào năm 2020 khi đại dịch Covid-19 bùng phát, sự đứt gãy trong chuỗi cung ứng thời trang đã gây ra mức sụt giảm lợi nhuận lên tới 90% so với năm 2019.

>>> Xem thêm: Chợ Bàn Cờ sau dịch có gì khác?

Bức tranh kinh doanh thời trang tuần hoàn

4 mô hình resale, rental, repair và remaking hiện tại đạt giá trí 73 tỷ đô, và tiếp tục tăng trưởng khả quan. Kể từ năm 2019, bất chấp sự ảnh hưởng của Covid-19, đã có 7 nền tảng resale và rental đạt định giá trên 1 tỷ đô. Đó là: Depop, Rent the Runway, The Real Real, Vinted, Poshmark, Vestiaire Collective và ThredUP. 

>>> Xem thêm: ThredUp chính thức trở thành công ty đại chúng

Các mô hình kinh doanh này có tiềm năng tăng trưởng mạnh, được kỳ vọng tăng từ mức 3.5% ở hiện tại, lên mức 23% thị trường vào năm 2030. Sự tăng trưởng này không chỉ tạo ra mức giá trị 700 tỷ đô cho nền kinh tế; mà còn đóng góp đáng kể vào việc giảm các ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường.

Biểu đồ tương quan giữa sản lượng quần áo, doanh thu, mức độ tận dụng quần áo dự kiến tới năm 2050.
Nguồn: Ellen Macarthur Foundation

Mô hình kinh doanh tuần hoàn: 3 nhóm chính

Các mô hình kinh doanh thời trang tuần hoàn được tạo lập từ 3 mục đích chính như sau

Nhiều lượt sử dụng hơn trên mỗi người dùng / More use per user

Khuyến khích người dùng mặc một sản phẩm nhiều lần hơn, trong một khoảng thời gian dài hơn. Điều này có thể tới từ các hoạt động:

  • Tạo nên sản phẩm với các thiết kế bền vững theo thời gian, có giá trị gắn bó về mặt cảm xúc
  • Cung cấp các dịch vụ để hỗ trợ việc sử dụng sản phẩm lâu dài
  • Khuyến khích người dùng chủ động trong việc kéo dài vòng đời sản phẩm (VD: các mẹo để tái sửa chữa, tái chế quần áo,..)
Nguồn: Ellen Macarthur Foundation

Nhiều người sử dụng trên một sản phẩm / More users per product

Nguồn: Ellen Macarthur Foundation

Thông qua việc tạo lập các nền tảng hoặc dịch vụ đơn giản hoá việc luân chuyển sản phẩm thời trang giữa các người dùng cá nhân với nhau. Một món đồ có thể được chuyển từ người dùng này sang người dùng khác sau một vài lần sử dụng hoặc sau một khoảng thời gian nhất định.

Vượt ra khỏi các sản phẩm vật lý / Beyond physical products

Thông qua việc thiết kế, tạo lập các sản phẩm thời trang số (digital product)  nhằm thay thế các nhu quần áo hiện có của người dùng.

Nguồn: Ellen Macarthur Foundation

>>> Tìm hiểu chi tiết hơn: 3 giá trị chính các mô hình kinh doanh thời trang tuần hoàn hướng đến

4 mô hình chính trong kinh doanh thời trang tuần hoàn

Resale / Bán thời trang đã qua sử dụng

Các hoạt động trong mô hình bao gồm:

  • Bán đồ đã qua sử dụng giữa các cá nhân (cả offline và online)
  • Bán đồ đã qua sử dụng tại các nền tảng của bên thứ ba (cả offline và online)
  • Các chương trình thu hồi sản phẩm cũ và nền tảng bán đồ secondhand của chính các thương hiệu thời trang (cả offline và online)
Nguồn: Ellen Macarthur Foundation

Rental / Cho thuê

Nguồn: Ellen Macarthur Foundation

Các hoạt động trong mô hình bao gồm:

  • Cho thuê các sản phẩm đã qua sử dụng giữa các cá nhân
  • Các nền tảng cho thuê và thu phí thành viên quy mô lớn (của 1 thương hiệu thời trang hoặc 1 nền tảng vận hành cho nhiều thương hiệu thời trang)

>>> Xem thêm: Review 5 thương hiệu cho thuê thời trang ở Việt Nam

Repair / Sửa chữa

Mọi hoạt động trong mô hình này hướng tới việc sửa chữa các hư hỏng phát sinh trên sản phẩm, nhằm đưa sản phẩm trở lại vòng đời sử dụng.

Nguồn: Ellen Macarthur Foundation

Remaking / Tái tạo, tái chế

Nguồn: Ellen Macarthur Foundation

Đây là mô hướng hướng tới việc tạo ra sản phẩm từ những thành phần hoặc sản phẩm sẵn có. Các hoạt động có thể bao gồm:

  • Tái lắp ráp
  • Nhuộm lại màu
  • Thay đổi mục đích sử dụng

Tương quan phát triển giữa các mô hình

Trong mức giá trị 73 tỷ đô đạt vào năm 2019, 80% tới từ hoạt động của thị trường đại chúng (mass market). 20% doanh thu còn lại tới từ phân khúc hàng hoá cao cấp và xa xỉ (luxury market segment).

Trong đó, resale tạo ra mức doanh thu cao nhất, chiếm tới 63% trong tổng số doanh thu từ 4 mô hình. Theo sau là rental với khoảng 20% tổng doanh thu. 2 mô hình còn lại, repair và remaking đóng góp 17% còn lại.

Tương quan về doanh thu giữa 4 mô hình kinh doanh thời trang tuần hoàn, 2019.
Nguồn: Ellen Macarthur Foundation

Tạm kết

Qua bài viết này, SAW đã cùng các bạn tìm hiểu về bức tranh kinh doanh thời trang tuần hoàn; cũng như 4 mô hình nổi bật trong lĩnh vực này.

Cùng đón đọc các bài viết sau để cùng hiểu sâu thêm về chủ đề kinh doanh thời trang tuần hoàn nhé.

>>> Xem thêm: Teemill – mô hình kinh doanh tuần hoàn áo thun T-shirt

©️ Nội dung bài viết thuộc sở hữu của Shed A Wonderland. Các hoạt động sao chép hoặc đăng lại vui lòng liên hệ với SAW thông qua email shed.a.wonderland@gmail.com hoặc comment dưới bài viết. 
Vui lòng ghi rõ nguồn shedawonderland.com khi sử dụng hình ảnh bìa hoặc dẫn link video. SAW cảm ơn bạn vì đã thấu hiểu 💚

shed

Total
0
Shares
Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Previous Article

Greenwashing: 5 câu chuyện thực tế của các thương hiệu thời trang

Next Article

[Quà DIY] Bộ đôi túi xinh xắn may từ vải vụn

Related Posts

SAW mong được kết nối với bạn!

Những chuyển động thú vị của thời trang bền vững sẽ được SAW cập nhật đến bạn qua email. Love to see you all! 💚