Keep in touch with us!

Nhận những thông tin mới nhất về thời trang bền vững tại Việt Nam và Thế giới

Tại sao sợi nhựa tái chế không phải một giải pháp tốt cho ngành thời trang?

Các ý kiến chỉ trích cho rằng, sử dụng các sợi nhân tạo tái chế trong ngành thời trang chỉ là một giải pháp tạm thời. Nó không giải quyết vấn đề cốt lõi, đó là: rảc thải thời trang bản thân nó không phải vấn đề; cốt lõi nằm ở mô hình tăng trưởng dựa vào sản phẩm bán ra của ngành thời trang.

Hiện nay, ngày càng nhiều các thương hiệu thời trang sử dụng sợi nhựa tái chế cho các sản phẩm của họ. Tuy nhiên, việc làm này ẩn chứa những hạn chế không nhỏ đối với những nỗ lực bền vững hơn của ngành thời trang.

>>> Xem thêm: Thời trang tuần hoàn là gì?

Sợi nhựa trong ngành thời trang

Theo tổ chức phi lợi nhuận Textile Exchange, mặc dù polyester là sợi nhựa được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp; sự thật là ngành thời trang chiếm tới 32 triệu tấn trong tổng số 57 triệu tấn polyester mỗi năm.

Polyester, tên khoa học là polyethylene terephthalate (PET) ,được dùng phổ biến để sản xuất áo mưa; hoặc các loại áo sơ mi chống nhăn, cùng vô vàn các sản phẩm thời trang khác. Không thể chối bỏ các lợi ích tuyệt vời của PET mang lại: giá rẻ, tiện lợi, nhẹ,.. Tuy nhiên, mặt trái của nó là đem tới rất nhiều hậu quả nghiêm trọng cho môi trường.

Không chỉ thời trang, nhựa tái chế cũng đang đựng áp dụng trong nhiều lĩnh vực khác

Tác hại của sợi nhựa

Không như các nguyên liệu tự nhiên sẽ tự phân huỷ trong vài tháng hoặc vài năm; các sợi nhựa không thể tự phân huỷ ở cuối vòng đời của chúng. Thay vào đó, chúng nằm hàng thế kỷ ở các bãi rác, thải methane vào không khí, gây ô nhiễm đất và nguồn nước. Nếu như những sợi nhân tạo này không nằm ở bãi rác, chúng có thể được đốt. Tuy nhiên hành động này cũng thải ra rất nhiều hoá chất độc hại ra bầu khí quyển. Polyester cũng là một trong số tác nhân hàng đầu gây ra ô nhiễm vi hạt – khi chúng được giặt. Hàng triệu vi hạt siêu nhỏ toả vào không khí hoặc nước; ngày ngày gây hại cho con người khi hít thở, cũng như đầu độc các loài sinh vật dưới nước.

Sợi nhựa tái chế

Mặc dù có nhiều tác hại kể trên, các thương hiệu thời trang vẫn ưa chuộng dùng PET vì công dụng và mức giá rẻ của nó. Tuy nhiên, khi ngày càng nhiều người tiêu dùng ý thức rõ hơn về ảnh hưởng tiêu cực của ngành thời trang tới môi trường; áp lực cải tiến vật liệu lên các thương hiệu không ngừng tăng cao. Và khi đó, sử dụng sợi nhựa tái chế (recyled plastics – rPET) là một giải pháp khả thi giúp họ nhanh chóng cải thiện danh mục vật liệu. 

Nhưng liệu nó có phải giải pháp tốt nhất cho môi trường?

Các chai nhựa được thu gom để phục vụ việc tái chế. Nguồn ảnh: Green Matters

Không khó để nhận ra, các sợi rPET sử dụng trong ngành thời trang đa phần đều là sợi từ chai nhựa tái chế. Chúng không hề được tạo ra từ các sản phẩm thời trang PET đã qua sử dụng. Mặc dù kiến thức và công nghệ hiện có đã cho phép chúng ta tái chế quần áo cũ thành sợi vải mới. Nhưng dường như những giải phải này vẫn cách rất xa việc ứng dụng vào thực tế của các thương hiệu.

Câu hỏi đặt ra là, tại sao lại như vậy?

>>> Xem thêm: Vinted: nền tảng C2C cho thời trang đã qua sử dụng

Khó khăn ở quy mô lớn

Để triển khai được hoạt động tái chế từ vải ra vải, thương hiệu cần dành khoản đầu tư lớn vào công nghệ. Hạ tầng nhằm giúp việc thu thập, phân loại các loại sợi đầu vào cần được xây dựng. Bởi vậy, nguồn vốn cần có là rất lớn. 

Chính vì rào cản chi phí kể trên, hiện nay toàn thế giới chỉ có ít hơn 1% quần áo đã qua sử dụng được tái chế thành vật liệu mới. Cụ thể hơn, trong chưa đầy 1% được tái chế đó, đa phần được nghiền nhỏ làm thành thảm hoặc phụ liệu trong ngành công nghiệp khác; chứ chưa thực sự được chuyển đổi triệt để thành vải sợi mới.

Liệu có phải một hoạt động tẩy xanh (green-washing)?

Nhiều nhà hoạt động môi trường cho rằng, việc dùng sợi nhựa tái chế rất có thể là hoạt động tẩy xanh của một số thương hiệu. Khi dùng rPET, thương hiệu vẫn tận dụng được các lợi ích như của PET nguyên thuỷ. Thêm vào đó, họ còn có thể lấy đó là một hoạt động để truyền thông với người tiêu dùng. Rằng việc sử dụng sợi tái chế là một nỗ lực nhằm hướng tới thời trang bền vững.

>>> Xem thêm: Greenwashing là gì?

Nguồn ảnh: Financial Times

Các ý kiến chỉ trích cho rằng, sử dụng các sợi nhân tạo tái chế trong ngành thời trang chỉ là một giải pháp tạm thời. Nó không giải quyết vấn đề cốt lõi, đó là: rảc thải thời trang bản thân nó không phải vấn đề; cốt lõi nằm ở mô hình tăng trưởng dựa vào sản phẩm bán ra của ngành thời trang.

Tạm kết

Như vậy, việc dùng sợi nhựa tái chế chưa hẳn là một giải pháp tốt cho ngành thời trang. Thay vì dựa vào tái chế và vật liệu tái chế để khiến ngành thời trang bền vững hơn; các thương hiệu cần giảm mức tiêu thụ vật liệu nhựa trong hoạt động sản xuất của mình. Thêm vào đó, thương hiệu cũng cần chuyển dịch mô hình kinh doanh; theo hướng bớt phụ thuộc vào gia tăng số lượng hàng hoá sản xuất.

SAW
(Theo Sustainable Fashion Forum, link bài viết gốc)

Total
0
Shares
Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Previous Article

Uniqlo bán áo sản xuất từ sợi nhựa tái chế tại Việt Nam

Next Article

3 nền tảng mua bán quần áo cũ C2C của startup Việt

Related Posts

SAW mong được kết nối với bạn!

Những chuyển động thú vị của thời trang bền vững sẽ được SAW cập nhật đến bạn qua email. Love to see you all! 💚